Làm rõ bản chất pháp lý của cơ chế hòa giải, đối thoại tại tòa án

T.VƯƠNG |

Ủy ban Tư pháp đề nghị làm rõ bản chất pháp lý của cơ chế hòa giải, đối thoại trong dự thảo Luật là hòa giải, đối thoại ngoài tố tụng hay hòa giải, đối thoại trong tố tụng.

Sáng ngày 14.9, tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, hòa giải, đối thoại tại tòa án được quy định trong dự thảo Luật là một cơ chế pháp lý mới có tính đặc thù, khác biệt so với hòa giải, đối thoại trong tố tụng do Tòa án Nhân dân tiến hành hoặc hòa giải, đối thoại ngoài tố tụng khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày tờ trình. Ảnh Quochoi.vn
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày tờ trình. Ảnh Quochoi.vn

Cơ chế này sẽ huy động được nguồn nhân lực chất lượng cao trong xã hội tham gia phối hợp cùng tòa án thực hiện công tác hòa giải, đối thoại, góp phần khắc phục những khó khăn, vướng mắc, hạn chế của cơ chế hòa giải, đối thoại hiện hành.

Trình bày báo cáo thẩm tra Dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay, Uỷ ban Tư pháp tán thành sự cần thiết ban hành Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng cho biết: “Uỷ ban Tư pháp tán thành với phạm vi và đối tượng hòa giải, đối thoại phải thỏa mãn 2 điều kiện: Một là, những tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân. Hai là, phải có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tòa án giải quyết”.

Bên cạnh đó, Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị Tòa án Nhân dân Tối cao làm rõ thêm các nội dung về bản chất pháp lý của cơ chế hòa giải, đối thoại tại tòa án; trách nhiệm của tòa án trong hoạt động hòa giải, đối thoại; trình tự nhận, phân công, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại tòa án…

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày dự án thẩm tra dự Luật. Ảnh Quochoi.vn
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày dự án thẩm tra dự Luật. Ảnh Quochoi.vn

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Tòa án Nhân dân tối cao làm rõ bản chất pháp lý của cơ chế hòa giải, đối thoại trong dự thảo Luật là hòa giải, đối thoại ngoài tố tụng hay hòa giải, đối thoại trong tố tụng; mối quan hệ với cơ chế hòa giải, đối thoại trong tố tụng và các cơ chế hòa giải, đối thoại hiện nay.

Cho ý kiến về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định: Dự án Luật mang tính xã hội nhân văn rất cao. Bởi đây là kênh mới, kênh này xuất phát từ khi tòa án nhận được đơn khởi kiện hay đơn yêu cầu nên mới gọi là hòa giải đối thoại tại tòa án.

Nhiều ý kiến thảo luận tại phiên họp cũng đồng ý quy định hòa giải đối thoại là những vụ việc kiện dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động hay khiếu kiện hành chính.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, dự thảo luật nếu được thông qua không chỉ giảm chi phí cho ngân sách, cho toà án mà giảm chi phí cho xã hội, do đó cần được khuyến khích.

T.VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Chuẩn bị lấy ý kiến về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

X.T |

Tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 13, ngày 6.9, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Tòa án dùng kết quả giám định “chui” để tuyên buộc tội “buôn lậu”

LÂM CHÍ CÔNG |

Ngày 15.8, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị đã chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) Nguyễn Hòa Bình về những vấn đề liên quan đến vụ án bị cho là buôn lậu gỗ trắc xảy ra tại Quảng Trị và Đà Nẵng kéo dài gần 9 năm.

Khi nào Tòa án có thể tuyên bố người mất tích?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email vuthatvx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Vợ chồng tôi kết hôn đã được 5 năm, sau đó, chồng tôi bỏ nhà đi. Trong 3 năm kể từ ngày bỏ nhà đi, chồng tôi không liên lạc với bất kỳ ai trong gia đình. Nay, tôi muốn làm thủ tục tuyên bố mất tích đối với chồng thì cần phải làm gì? Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục tuyên bố mất tích?

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chuẩn bị lấy ý kiến về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

X.T |

Tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 13, ngày 6.9, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Tòa án dùng kết quả giám định “chui” để tuyên buộc tội “buôn lậu”

LÂM CHÍ CÔNG |

Ngày 15.8, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị đã chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) Nguyễn Hòa Bình về những vấn đề liên quan đến vụ án bị cho là buôn lậu gỗ trắc xảy ra tại Quảng Trị và Đà Nẵng kéo dài gần 9 năm.

Khi nào Tòa án có thể tuyên bố người mất tích?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email vuthatvx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Vợ chồng tôi kết hôn đã được 5 năm, sau đó, chồng tôi bỏ nhà đi. Trong 3 năm kể từ ngày bỏ nhà đi, chồng tôi không liên lạc với bất kỳ ai trong gia đình. Nay, tôi muốn làm thủ tục tuyên bố mất tích đối với chồng thì cần phải làm gì? Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục tuyên bố mất tích?