Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 202,86 tỉ USD, xuất siêu gần 17 tỉ USD:

Kỳ vọng GDP Việt Nam đạt mức tăng trưởng 3% -3,5%

Phong Nguyễn |

Với kết quả đã đạt được trong 9 tháng đầu năm (Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 202,86 tỉ USD, xuất siêu gần 17 tỉ USD) cùng các động lực tăng trưởng đầy hứa hẹn trong 3 tháng còn lại, Tổng cục Thống kê dự báo mức tăng trưởng GDP cả năm đạt trên 2%. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế tin tưởng có thể đạt tăng trưởng GDP ở mức 3,0-3,5% trong năm 2020.

Xuất siêu gần 17 tỉ USD - mảng sáng kinh tế trong bối cảnh COVID-19

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý III/2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 80,07 tỉ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước và tăng 34% so với quý II năm 2020 (tăng 26,6% so với quý I); có 10 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 74,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 9 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 202,86 tỉ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là động lực tăng trưởng xuất khẩu cả nước khi đạt 71,83 tỉ USD, tăng mạnh 20,2%, chiếm 35,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trao đổi với PV Lao Động, chuyên gia kinh tế - PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (ĐH Kinh tế Quốc dân) nhận định: Xuất siêu 9 tháng đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay bởi giá hàng xuất khẩu tăng và nhu cầu thị trường tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Bên cạnh việc gây nên những tổn thương cho nền kinh tế, thì VN cũng đã tận dụng được cơ hội nhập khẩu lương thực, thực phẩm để dự trữ của nhiều quốc gia.

Sản xuất, kinh doanh sẽ lạc quan

PGS-TS Nguyễn Thường Lạng dự báo tăng trưởng cả năm khoảng 3,0 - 3,3% do tăng tốc cao cuối năm.

Ông Phạm Đình Thuý - Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (Tổng cục Thống kê) cũng lạc quan khi từ tháng 9.2020 các hoạt động kinh tế đã “ấm” trở lại, nhiều ngành đã đóng góp cho nền kinh tế nhiều con số tăng trưởng, trong đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp chế biến thực phẩm đã tăng 10,6% trong 9 tháng; có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 91,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD, chiếm 59,8%.

Dẫn kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong 9 tháng năm 2020, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương tin tưởng tình hình sản xuất, kinh doanh trong quý IV sẽ lạc quan hơn. “Trên 80% doanh nghiệp dự báo tốt lên và giữ ổn định” - bà Nguyễn Thị Hương nói.

Các ngành khác có triển vọng tăng trưởng tốt trong các tháng cuối năm là sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; hoá chất và sản phẩm từ hoá chất; thuốc, hoá dược và dược liệu; sản phẩm caosu; sản phẩm máy tính và sản phẩm quang học…

Các doanh nghiệp trong nước cũng đang tận dụng khá tốt các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.8.2020. Nhiều sản phẩm chủ lực của Việt Nam đã được thị trường EU đón nhận và hưởng ưu đãi. Đây cũng là “đòn bẩy” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.

Theo nhận định của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, theo hướng cầu, các động lực chính cho tăng trưởng kinh tế trong những năm qua sẽ còn tiếp tục được phát huy trong quý IV/2020 (và năm 2021), gồm: Tăng cường xuất khẩu, tăng đầu tư toàn xã hội về cả lượng và chất; tiêu dùng trong nước theo hướng lành mạnh hơn sau dịch COVID-19. Những động lực cho tăng trưởng chính sẽ tập trung chủ yếu vào khu vực nông nghiệp (chú trọng phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao) và công nghiệp - xây dựng (quá trình dịch chuyển đầu tư và chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu tiếp tục tìm đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và việc thúc đẩy đầu tư công (và cả hình thức PPP) sẽ tiếp tục hỗ trợ lĩnh vực xây dựng tăng trưởng.

Cũng theo báo cáo của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, dự kiến trong 3 tháng cuối năm 2020, lãi suất tiếp tục ổn định nhờ Ngân hàng Nhà nước tiếp tục việc hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống duy trì lãi suất ở mức thấp; nhu cầu tín dụng dù có khả năng phục hồi song mức tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ không quá lớn (dự kiến 8-9%) và tỉ giá duy trì xu hướng ổn định.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) lại tỏ ra thận trọng: “Trong 3 tháng cuối năm, xuất khẩu có thể không có nhiều thay đổi đột biến nếu COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp...

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 9 tháng năm 2020

Tăng trưởng GDP: + 2,12%; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): + 2,4%; Số doanh nghiệp (DN) thành lập mới: 98954 DN; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: + 0,7%; Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện: + 4,8%; Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: + 4,2%; Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa: -0,8%; Xuất siêu: 16,99 tỉ USD; Khách quốc tế đến Việt Nam: -70,6%; Chỉ số giá tiêu dùng: + 3,85%; Lạm phát cơ bản: + 2,59%.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

HSBC: Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP nhanh chất châu Á vào năm 2021, đạt 8,1%

Minh An |

HSBC vừa công bố báo cáo nghiên cứu kinh tế dự báo về khả năng phục hồi của các nền kinh tế khu vực châu Á trong kỷ nguyên COVID-19 (Asia Economics: It’s about stamina). Theo đó, HSBC dự báo vào năm 2021, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 8,1%, nhanh nhất khu vực châu Á.

Việt Nam có thể lập kỳ tích tăng trưởng GDP

Cao Nguyên - Văn Nguyễn |

Tăng trưởng kinh tế quý III và 9 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam dù ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua (quý III tăng 2,62%, 9 tháng tăng 2,12%), nhưng Tổng cục Thống kê đánh giá đây vẫn là thành công lớn. Các chuyên gia kinh tế thì nhấn mạnh rằng, nếu việc kiểm soát dịch bệnh tốt như hiện nay, kỳ vọng mức tăng trưởng GDP còn cao hơn và kinh tế Việt Nam có thể lập kỳ tích thế giới, bởi hầu hết các nước trên thế giới đều có mức tăng trưởng âm trong bối cảnh chịu tác động nặng nề dịch COVID - 19.

GDP 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81% - thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020

Vũ Long |

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 1,81%, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm.

EVFTA: Tăng trưởng GDP, tăng thu ngân sách

Đặng Chung - Cao Nguyên - Trần Vương |

Ngày 20.5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã báo cáo Quốc hội về các vấn đề của Hiệp định EVFTA. Dự kiến, Quốc hội sẽ cho ý kiến và thông qua hiệp định trong kỳ họp thứ 9. Sự kiện này được xem là “cú hích” quan trọng để giúp Việt Nam phục hồi kinh tế hậu COVID-19, đem lại cơ hội cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.

Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nói về việc trả tự do 4 tiếp viên hàng không

ĐÌNH TRƯỜNG |

Liên quan vụ vận chuyển ma tuý qua đường hàng không, ngày 22.3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không vì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự.

Sở Y tế, Sở TTTT Hà Nội đứng cuối bảng về chỉ số cải cách hành chính 2022

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Năm 2022, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và quận Hoàn Kiếm dẫn đầu thành phố về chỉ số cải cách hành chính 2022. Trong khi đó, 2 đơn vị thấp điểm nhất là Sở Y tế và Sở Thông tin và Truyền thông.

Tổng cục Thuế livestream công bố các điểm mới trong quyết toán thuế TNCN

Thái Mạnh |

Sáng ngày 23.3, Tổng cục Thuế đã tổ chức phát trực tiếp trên trang facebook nhằm giải đáp những thắc mắc liên quan đến quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Đặc biệt, ông Nguyễn Quý Trung - Phó Vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ, cá nhân đã công bố những điểm mới trong việc quyết toán thuế năm nay.

Nga xúc tiến siêu thỏa thuận khí đốt thay thế hoàn toàn Nord Stream

Khánh Minh |

Nga và Trung Quốc xúc tiến siêu dự án đường ống dẫn khí Power of Siberia 2 với công suất dự kiến sẽ “thay thế hoàn toàn Nord Stream”.

HSBC: Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP nhanh chất châu Á vào năm 2021, đạt 8,1%

Minh An |

HSBC vừa công bố báo cáo nghiên cứu kinh tế dự báo về khả năng phục hồi của các nền kinh tế khu vực châu Á trong kỷ nguyên COVID-19 (Asia Economics: It’s about stamina). Theo đó, HSBC dự báo vào năm 2021, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 8,1%, nhanh nhất khu vực châu Á.

Việt Nam có thể lập kỳ tích tăng trưởng GDP

Cao Nguyên - Văn Nguyễn |

Tăng trưởng kinh tế quý III và 9 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam dù ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua (quý III tăng 2,62%, 9 tháng tăng 2,12%), nhưng Tổng cục Thống kê đánh giá đây vẫn là thành công lớn. Các chuyên gia kinh tế thì nhấn mạnh rằng, nếu việc kiểm soát dịch bệnh tốt như hiện nay, kỳ vọng mức tăng trưởng GDP còn cao hơn và kinh tế Việt Nam có thể lập kỳ tích thế giới, bởi hầu hết các nước trên thế giới đều có mức tăng trưởng âm trong bối cảnh chịu tác động nặng nề dịch COVID - 19.

GDP 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81% - thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020

Vũ Long |

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 1,81%, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm.

EVFTA: Tăng trưởng GDP, tăng thu ngân sách

Đặng Chung - Cao Nguyên - Trần Vương |

Ngày 20.5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã báo cáo Quốc hội về các vấn đề của Hiệp định EVFTA. Dự kiến, Quốc hội sẽ cho ý kiến và thông qua hiệp định trong kỳ họp thứ 9. Sự kiện này được xem là “cú hích” quan trọng để giúp Việt Nam phục hồi kinh tế hậu COVID-19, đem lại cơ hội cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.