Kỳ tuyển sinh thành công nhưng chưa trọn vẹn

Bích Hà |

Trong khi Bộ Giáo dục Đào tạo khẳng định kỳ thi trung học phổ thông và kỳ tuyển sinh đại học năm 2017 đã thành công, đạt được mục tiêu đổi mới, thì các chuyên gia giáo dục lại băn khoăn, lo lắng về những “hiện tượng lạ”, nghịch lý xuất hiện trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Phụng: 30 điểm trượt đại học là trường hợp cá biệt!
Thí sinh 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng một chỉ là trường hợp cá biệt. Chúng ta không nên nhìn vào thiểu số để vẽ nên một kỳ thi THPT quốc gia, bởi điều đó không chính xác. Trường hợp thí sinh đạt 29,25 điểm và 29,35 điểm vẫn trượt ngành Y đa khoa ở Hà Nội và TPHCM là những trường hợp đáng tiếc.
Riêng khối trường công an và quân đội vốn có điểm chuẩn cao từ trước. Năm nay, trường công an không tuyển sinh hệ cao đẳng, chỉ tiêu giảm 54% nên cánh cửa trúng tuyển rất hẹp. Tuy nhiên, khi không đỗ nguyện vọng một, các em còn các nguyện vọng tiếp theo vì quy chế không giới hạn, thậm chí có thí sinh đăng ký tới 48 nguyện vọng.
Phương thức tuyển sinh năm 2017 đã thể hiện tính khoa học, hợp lý, đảm bảo khách quan, công bằng đối với tất cả thí sinh và các trường; thực hiện được mục tiêu đổi mới công tác thi tuyển sinh theo tinh thần của Nghi quyết 29; được xã hội, thí sinh và các trường đánh giá tốt.
Về vấn đề điểm ưu tiên, hai năm trước đây Bộ đã chủ động tổ chức cuộc họp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để nhìn nhận, đánh giá. Cuối cùng, đều đưa đến kết luận chưa bỏ được điểm ưu tiên. Nhưng không phải điểm ưu tiên sẽ giữ nguyên trong các thời kỳ, Bộ đang lắng nghe ý kiến để sẽ có những nghiên cứu sâu hơn qua những khảo sát, thống kê về chỉ số chênh lệch điều kiện vùng miền trong học tập, nhằm mục đích xác định điểm ưu tiên sao cho phù hợp.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội): Một kỳ thi không bình thường!
Với điểm chuẩn cao trên 30 điểm, đạt điểm 29 - 30 vẫn có thể trượt đại học như năm nay thì chỉ có 2 kịch bản xảy ra: Hoặc là đề quá dễ, không có sự phân hóa. Còn nếu đề thi đã phân hóa tốt, chắc chắn nguyên nhân nằm ở khâu
coi thi.
Còn về bức tranh điểm chuẩn của ngành sư phạm, mức điểm trúng tuyển vào ngành chỉ hơn 3 điểm một môn ở hệ cao đẳng và bằng điểm sàn với hệ đại học là điều đáng suy ngẫm, lo ngại.
Những sinh viên có điểm đầu vào thấp vốn thiếu hụt kiến thức phổ thông nên cần bổ sung nhiều khi vào trường. Những giảng viên như chúng tôi cũng sẽ gặp khó khăn và vất vả hơn rất nhiều khi đào tạo những thí sinh có điểm đầu vào thấp. Vì các em thường chủ quan, tuột dốc dần do không chịu được áp lực học tập và sinh hoạt. Tôi từng gặp những sinh viên sư phạm không biết ký hiệu hóa học của các nguyên tố đơn giản như sắt (Fe), đồng (Cu), nói Nguyễn Huệ là vua cuối cùng của nhà Nguyễn. Điều này thực sự đáng lo. Tôi nghĩ cần thiết phải siết chặt đầu vào của ngành sư phạm hoặc nếu đầu vào dễ thì cần bó chặt đầu ra. Điều này khiến bản thân học sinh nỗ lực hơn, chất lượng giáo dục đào tạo tăng cao hơn.
PGS-TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Nên thu hẹp mức điểm ưu tiên
Cá nhân tôi đánh giá kỳ tuyển sinh đại học năm nay có những mặt được như: Quy chế tuyển sinh đại học năm 2017 đã có nhiều bước thay đổi quan trọng, kế thừa và rút kinh nghiệm từ các kỳ tuyển sinh năm 2015, 2016.
Điểm thay đổi quan trọng nhất là tạo cơ hội và đảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh bằng cách cho phép các em có thể đăng ký không hạn chế số nguyện vọng và số trường, các nguyện vọng đều bình đẳng với nhau.
Năm nay, nhiều thí sinh đạt điểm cao và các em đều “bỏ trứng vào một giỏ” nên điểm chuẩn của trường top trên tăng mạnh, dẫn đến những sự việc đáng tiếc. Tuy vậy, chắc chắn cần đúc kết những kinh nghiệm hay, những bài học quý, kể cả những tồn tại, những bất cập để kỳ thi và tuyển sinh năm 2018 tốt hơn. Chẳng hạn trong chính sách cộng điểm ưu tiên.
Việc cộng điểm ưu tiên thể hiện chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo sự công bằng với các thí sinh sống ở những khu vực khác nhau, khi đất nước vẫn còn sự chênh lệch về điều kiện kinh tế, mức sống, văn hóa giữa các khu vực. Tuy nhiên, việc cộng điểm này cũng lộ rõ sự bất cập. Bình thường có rất nhiều ưu tiên, nhưng khi cộng điểm để xét tuyển đại học thì chỉ nên được một ưu tiên thôi, chứ không nên cộng dồn lại.
Tiếp theo Bộ GDĐT cần tính toán lại mức điểm cộng sao cho hợp lý. Chẳng hạn trước đây chênh nhau 0,5 điểm giữa các khu vực, thì bây giờ nên cộng ở mức 0,25 điểm thôi, để tránh xảy ra những câu chuyện điểm cao nhưng vẫn trượt gây xôn xao dư luận thời gian qua.
Cách nào để không còn nghịch lý?

Đánh giá một cách khách quan, kỳ thi THPT Quốc gia 2017 có nhiều đổi mới giúp giảm tải áp lực cho thí sinh và gia đình. Nhiều môn ra đề theo hình thức trắc nghiệm nên công tác chấm thi nhanh, chính xác. Học sinh không bị giới hạn nguyện vọng, giúp tăng cơ hội đỗ vào các ngành mình yêu thích. Nhưng phải thẳng thắn rằng, kỳ thi năm nay vẫn còn những hạn chế. Chúng ta nên nhìn thẳng vào những mặt chưa được để có một mùa tuyển sinh trọn vẹn hơn vào những năm sau.

Đề thi cần có tính phân hóa
Năm nay, nhiều môn lần đầu áp dụng thi theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi theo đánh giá của nhiều thí sinh là khá dễ, nên số lượng em đạt được điểm 10 cao kỷ lục (4.200 điểm 10, gấp 60 lần so với năm học 2016). Từ kỷ lục này kéo theo nhiều kỷ lục khác, trong đó có việc điểm chuẩn tăng cao nhất từ trước đến nay.
 Việc nhiều thí sinh đạt điểm cao không phải vì học sinh giỏi hơn, mà do phương thức thi cử (cách tổ chức thi, trông thi và việc ra đề thi). Trong đó, môn Toán, Lịch sử, Giáo dục Công dân, Địa lý chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm. Nhiều chuyên gia kiến nghị những năm sau, Bộ GDĐT nên tăng độ khó của đề thi, để tăng khả năng phân hóa thí sinh.
Điều chỉnh chính sách cộng điểm ưu tiên
Cộng điểm ưu tiên khu vực là cần thiết, vì giữa 2 học sinh bằng điểm nhau, học sinh ở vùng khó khăn sẽ cần được đánh giá cao hơn. Nhưng với việc đổi mới kỳ thi theo hướng 2 trong 1 để chuyện thi cử trở nên nhẹ nhàng hơn, thì việc áp dụng cách cộng điểm ưu tiên cũ cho một kỳ thi mới là không phù hợp.
Với đề thi 2 trong 1 năm nay, có đến 70% câu hỏi vừa sức, 30% còn lại của bài thi nhằm phân loại thí sinh. Và cuộc chạy đua giành suất vào đại học nằm ở 30% câu hỏi cuối này, cũng nhằm mục đích đảm bảo chất lượng đầu vào đại học. Nhưng với những chính sách ưu tiên khu vực hiện nay, thí sinh ở khu vực 1 được Bộ GDĐT tặng 1,5 điểm. Cuộc cạnh tranh liệu còn bao nhiêu ý nghĩa, khi các thí sinh ở thành phố biết chắc sẽ thua, còn những thí sinh được cộng điểm ưu tiên thì chắc suất vào đại học (?!).
Hơn nữa, hiện mức chênh lệch điểm ưu tiên giữa các vùng đang là 0,5 điểm, với những năm trước, khi đề thi tự luận, mức chênh lệch này chấp nhận được. Nhưng năm nay phần lớn các môn thi trắc nghiệm, 0,25 đã quyết định đỗ - trượt. Chủ trương đúng, nhưng đến một lúc thấy nó không còn phù hợp với hiện tại thì cũng nên điều chỉnh. Và cũng cần điều chỉnh để không lặp lại câu chuyện bi - hài như năm nay: Thí sinh 29 - 30 điểm “tức tưởi” vì không vào được trường, ngành mình yêu thích.
ĐẶNG CHUNG

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Tại sao Bộ GDĐT cứ ôm đồm kỳ thi mãi?

Huyên Nguyễn |

Kì thi THPT quốc gia 2017 đã đi đến gần cuối chặng đường, các trường đang tiến hành thủ tục gọi thí sinh trúng tuyển nhập học. Tổng kết về kỳ thi, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam - tiếp tục nhấn mạnh, đây là một kỳ thi “kỳ lạ”, khâu ra đề cũng “vô cùng kỳ lạ”.

Học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi Olympic đã đi đâu, làm gì?

Đặng Chung |

Hơn 40 năm qua, rất nhiều học sinh Việt Nam đã tham gia và đoạt hàng trăm huy chương vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế về Toán và Khoa học. Thành tích trong các kỳ thi rất cao, nhưng tại sao chúng ta vẫn ít thành tựu khoa học? Nếu không có chiến lược dài hạn về đào tạo và sử dụng nhân tài, chúng ta sẽ lại… để “vàng rơi” hoặc lặp lại quy trình “Thi tại Việt Nam, học ở Mỹ và cống hiến cho nước ngoài”.

Vượt rào cản để bỏ kỳ thi THPT quốc gia

Thanh Nguyễn |

Đọc bài viết “Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp quá cao, có nên bỏ thi tốt nghiệp?” đăng trên báo Lao Động, tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của TS Lương Hoài Nam.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tại sao Bộ GDĐT cứ ôm đồm kỳ thi mãi?

Huyên Nguyễn |

Kì thi THPT quốc gia 2017 đã đi đến gần cuối chặng đường, các trường đang tiến hành thủ tục gọi thí sinh trúng tuyển nhập học. Tổng kết về kỳ thi, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam - tiếp tục nhấn mạnh, đây là một kỳ thi “kỳ lạ”, khâu ra đề cũng “vô cùng kỳ lạ”.

Học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi Olympic đã đi đâu, làm gì?

Đặng Chung |

Hơn 40 năm qua, rất nhiều học sinh Việt Nam đã tham gia và đoạt hàng trăm huy chương vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế về Toán và Khoa học. Thành tích trong các kỳ thi rất cao, nhưng tại sao chúng ta vẫn ít thành tựu khoa học? Nếu không có chiến lược dài hạn về đào tạo và sử dụng nhân tài, chúng ta sẽ lại… để “vàng rơi” hoặc lặp lại quy trình “Thi tại Việt Nam, học ở Mỹ và cống hiến cho nước ngoài”.

Vượt rào cản để bỏ kỳ thi THPT quốc gia

Thanh Nguyễn |

Đọc bài viết “Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp quá cao, có nên bỏ thi tốt nghiệp?” đăng trên báo Lao Động, tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của TS Lương Hoài Nam.