Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám: Lưu giữ những kỷ vật về dấu son lịch sử

Vương Trần |

Ngày nay, nhiều tư liệu, hiện vật, kỷ vật còn được lưu trữ tại các bảo tàng đã gợi nhớ lại những câu chuyện xúc động, ý nghĩa về dấu son lịch sử nhân kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9 (1945 - 2022).

Thiêng liêng, tự hào

Tấm ảnh đen trắng phóng to với dòng chú thích "Lễ đài tại quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập" khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2.9.1945" được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong khu trưng bày các tư liệu, hiện vật về Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9.1945.

Phía bên dưới là dòng chữ vàng, trên nền đỏ trích từ Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

 
Nhiều người dân tới tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9. Ảnh: Trần Vương

Khu vực này cũng thu hút sự quan tâm, chú ý của rất nhiều người dân, du khách khi tới tham quan, tìm hiểu về kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2.9. Và đây chỉ là một trong số rất nhiều hiện vật, hình ảnh đang được trưng bày, lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dịp này.

Bà Lê Thị Thuận (Bí thư Chi bộ thôn 3, Đảng bộ xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) cùng đoàn tham quan là các đảng viên trong Chi bộ thôn 3 xã Việt Tiến dừng chân hồi lâu trước khu vực này. Rồi bà cẩn thận xem từng hình ảnh, chú thích của những tấm hình, hiện vật được trưng bày.

Những hiện vật, hình ảnh cứ hiện ra trước mắt. Tấm băng khẩu hiệu đã ngả màu theo thời gian với dòng chữ “Toàn dân đoàn kết đánh Tây, đánh Nhật. Việt Nam độc lập. Tổng Bộ vạn tuế, chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa” của nhân dân xã Bảo Cường, Định Hoá, Thái Nguyên, đi biểu tình tuần hành cướp chính quyền tại Thái Nguyên, tháng 8.1945. Chiếc máy thu phát và bộ đàm của Bộ Chỉ huy Giải phóng quân sử dụng ở chiến khu Cao Bắc Lạng năm 1944 và giành chính quyền năm 1945...

Hướng dẫn viên Nguyễn Thái Linh - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hướng dẫn cho các đoàn khách tham quan.
Hướng dẫn viên Nguyễn Thái Linh - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hướng dẫn cho các đoàn khách tham quan. Ảnh: Trần Vương

Vừa xem các hình ảnh, hiện vật, bà Thuận cùng đoàn 23 người là đảng viên, quần chúng nhân dân chăm chú lắng nghe lời giới thiệu của hướng dẫn viên Nguyễn Thái Linh - Phòng Tuyên truyền giáo dục, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

"Ngắm nhìn, lắng nghe giới thiệu về hiện vật trưng bày về Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9 mà lòng trào dâng cảm xúc. Qua từng hình ảnh, câu chuyện, ta càng thấy được sự dày công vun đắp, xây dựng đất nước của các thế hệ cha ông" - bà Thuận nói.

Tinh thần ái quốc và đại đoàn kết

Không chỉ các đoàn tham quan, nhiều người dân, du khách, hộ gia đình dịp này cũng tới bảo tàng để tìm hiểu về các hình ảnh, hiện vật của một giai đoạn lịch sử vàng son.

Chiếc máy thu phát và bộ đàm của Bộ Chỉ huy Giải phóng quân sử dụng ở chiến khu Cao Bắc Lạng năm 1944 và giành chính quyền năm 1945. Ảnh: Trần Vương
Chiếc máy thu phát và bộ đàm của Bộ Chỉ huy Giải phóng quân sử dụng ở chiến khu Cao Bắc Lạng năm 1944 và giành chính quyền năm 1945. Ảnh: Trần Vương

Thiêng liêng, tự hào là cảm nhận chung của nhiều người khi trực tiếp được chứng kiến những kỷ vật tại đây. Tại bảo tàng còn trưng bày, lưu trữ những tư liệu, hiện vật mà phía sau đó là một câu chuyện ý nghĩa lớn về lòng yêu nước.

Đó là bức ảnh gia đình ông Trịnh Văn Bô, bà Hoàng Thị Minh Hồ trong ngày mở đầu Tuần lễ Vàng tại Nhà Hát lớn Hà Nội, ngày 17.9.1945. Vợ chồng nhà tư sản Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ là người đã được lịch sử ghi danh với những đóng góp quý giá cho một giai đoạn đặc biệt quan trọng của đất nước.

Chân dung ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Ảnh tư liệu tại lưu trữ tại bảo tàng.
Chân dung ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Ảnh tư liệu tại lưu trữ tại bảo tàng

Câu chuyện về vợ chồng ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ - một doanh nhân có tấm lòng son, nhắc nhở chúng ta về truyền thống của dân tộc. Khi vận nước khó khăn, đứng trước thời khắc quyết định, lòng yêu nước luôn được phát huy cao độ.

Tính đến trước Cách mạng tháng 8, gia đình họ Trịnh đã ủng hộ 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng theo thời giá bấy giờ.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông bà được tiến cử vào Ban vận động Quỹ Độc lập. Gia đình ông bà đã tiếp tục ủng hộ Quỹ Độc lập 20 vạn đồng, tương đương 500 cây vàng. Ngoài ra, còn vận động thêm được hơn 1 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ. Trong Tuần lễ Vàng, gia đình ông bà đã đóng góp 117 cây vàng và vận động ủng hộ thêm trên 1.000 cây vàng nữa.

Phụng sự cho nền độc lập nước nhà, vợ chồng ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ đã dâng hiến cho Chính phủ 5.147 lượng (cây) vàng, tương đương với 2.000.000 đồng Đông Dương (theo thời giá lúc đó).

Trong những ngày đầu lập quốc, Chính phủ đã luôn được một ngân hàng đặc biệt đứng sau, chẳng cần huy động vốn, chỉ chi ra mà không đòi gốc, cũng chẳng lấy lãi. Đó là ngân hàng của lòng ái quốc, của tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Hình ảnh, tư liệu trưng bày tại bảo tàng. Ảnh: Trần Vương
Hình ảnh, tư liệu trưng bày tại bảo tàng. Ảnh: Trần Vương

Thượng tá Lê Vũ Huy - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9, nhiều người dân, du khách và các đoàn tham quan đã tới bảo tàng để trực tiếp xem, lắng nghe những câu chuyện về các mốc son lịch sử.

Theo thượng tá Huy, cùng với việc lưu trữ, trưng bày các tư liệu, hiện vật, bảo tàng cũng phối hợp với các cơ quan tổ chức các triển lãm chuyên đề.

Bảo tàng xuất bản một số cuốn sách như kỷ vật kháng chiến, trong đó có tập hợp các bài viết về kỷ vật, hiện vật liên quan tới các giai đoạn lịch sử. Đồng thời, thông qua website của bảo tàng cũng đã giới thiệu các hiện vật tiêu biểu gắn với các nhân vật, sự kiện để những người vào trang web có thể tra cứu thông tin.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Phố phường Hà Nội rợp sắc cờ hoa chào mừng kỷ niệm Cách mạng tháng Tám

HỮU CHÁNH - VĨNH HOÀNG |

Hà Nội - Nhiều tuyến phố ở Thủ đô Hà Nội được trang hoàng cờ hoa, tranh cổ động, biểu ngữ, băng rôn rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám (19.8.1945 - 19.8.2022) và Quốc khánh 2.9.

Sau cách mạng Tháng 8, Báo Lao Động công khai xuất bản

Báo Lao Động |

Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền về tay giai cấp công nhân, trụ sở Công nhân cứu quốc hội đóng ở ngôi nhà 51 phố Hàng Bồ, Hà Nội. Chỗ ấy vốn là một nhà in, cơ sở in còn nguyên, do đó, tổ chức quyết định đưa Báo Lao Động ra công khai. Và số báo Lao Động đầu tiên xuất hiện sau Cách mạng Tháng 8, đánh số nối tiếp là 13…

Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

Vương Trần |

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng bao hàm những triết lý sâu xa, có nội dung toàn diện, hệ thống mang giá trị định hướng sâu sắc đối với công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đã trở thành nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam trong công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của Đảng trong hơn 90 năm qua.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Phố phường Hà Nội rợp sắc cờ hoa chào mừng kỷ niệm Cách mạng tháng Tám

HỮU CHÁNH - VĨNH HOÀNG |

Hà Nội - Nhiều tuyến phố ở Thủ đô Hà Nội được trang hoàng cờ hoa, tranh cổ động, biểu ngữ, băng rôn rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám (19.8.1945 - 19.8.2022) và Quốc khánh 2.9.

Sau cách mạng Tháng 8, Báo Lao Động công khai xuất bản

Báo Lao Động |

Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền về tay giai cấp công nhân, trụ sở Công nhân cứu quốc hội đóng ở ngôi nhà 51 phố Hàng Bồ, Hà Nội. Chỗ ấy vốn là một nhà in, cơ sở in còn nguyên, do đó, tổ chức quyết định đưa Báo Lao Động ra công khai. Và số báo Lao Động đầu tiên xuất hiện sau Cách mạng Tháng 8, đánh số nối tiếp là 13…

Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

Vương Trần |

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng bao hàm những triết lý sâu xa, có nội dung toàn diện, hệ thống mang giá trị định hướng sâu sắc đối với công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đã trở thành nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam trong công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của Đảng trong hơn 90 năm qua.