Kỷ niệm 99 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23.11.1922-23.11.2021): Bản lĩnh, trí tuệ, tầm nhìn qua công trình thoát lũ

LỤC TÙNG |

"Bây giờ, bạn bè thường khen tôi đã mạnh dạn hình thành “Đề án 31”, đầu tư vốn, kỹ thuật giúp dân nghèo ổn định đời sống từ việc khai thác lợi thế mùa nước nổi, nhưng thực chất, đó là “lời giải” mà tôi đã học được từ bản lĩnh, trí tuệ, tầm nhìn của người anh, người thầy, vị Thủ tướng đáng kính Võ Văn Kiệt” - ông Bảy Nhị tự hào khi nhắc về công trình kênh mang tên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Công trình táo bạo

“Đó là quyết định táo bạo, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và tầm nhìn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt”- ông Nguyễn Minh Nhị - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - nhớ lại thời khắc Thủ tướng Võ Văn Kiệt quyết định đầu tư kênh Tuần Thống (T5).

Ngày 25.7.1996, trong lần về An Giang khảo sát tình hình, tìm giải pháp cho phát triển sản xuất, hạn chế ngập lụt... sau khi lắng nghe tiếng dân và lời tham mưu của nhà khoa học, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết định đầu tư con kênh. Kênh khởi nguồn từ đoạn cua kênh Vĩnh Tế thuộc xã Lạc Quới (Tri Tôn - An Giang) chạy thẳng ra biển Tây tại Lình Huỳnh (Hòn Đất - Kiên Giang) mà không phải qua các khâu trình duyệt của thủ tục hành chính như thường lệ. Chính quyết sách táo bạo này đã truyền cảm hứng để An Giang triển khai thực hiện công trình với tốc độ “kỷ lục”: Chỉ sau 4 tháng khởi công (22.4.1997 - 30.8.1997) đã hoàn thành công trình 36.700m có thiết kế mặt rộng: 30 - 36m; đáy rộng 20m, sâu 4 - 4,5m với tổng lượng đất đào 5.608.000m3, đất đắp 2.257.000m3.

Công trình được ví như mảnh ghép cuối trong hệ thống thoát lũ ra biển Tây. Qua đó, phủ nước ngọt toàn cánh đồng gần 500.000ha của Tứ giác Long Xuyên, biến nơi được mệnh danh là túi phèn lớn thứ 2 vùng ĐBSCL, trở thành 1 trong 2 vựa lúa lớn nhất nước. Được dòng kênh dẫn nước ngọt vào tháo chua, rửa phèn, nông dân vùng Tri Tôn, Châu Phú, Thoại Sơn (An Giang) Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành (Kiên Giang) từng bước sản xuất có hiệu quả.

Nhớ ơn ông đã quyết định đào kênh, người dân trìu mến gọi là kênh Ông Kiệt, như sự tri ân người khai mở ánh sáng ấm no, hạnh phúc... Thể hiện nguyện vọng nhân dân, HĐND tỉnh An Giang đã quyết nghị đặt tên kênh Võ Văn Kiệt thay cho tên cũ. Thể hiện tâm nguyện nhân dân, tại kỳ họp lần thứ 14, HĐND tỉnh An Giang khoá VII đã ra Nghị quyết số 24 (10.7.2009) chính thức đặt tên kênh Võ Văn Kiệt thay cho tên cũ.

Hơn cả công trình thoát lũ

“Gọi đây là công trình thoát lũ, đúng nhưng chưa đủ” - TS Tô Văn Trường - nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thuỷ lợi miền Nam - một trong những nhà tham mưu về thủy lợi cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đương thời, chia sẻ.

Theo tính toán của các chuyên gia, sự xuất hiện của kênh Võ Văn Kiệt đã giúp cho tốc độ thoát lũ ra biển Tây nhanh hơn (khoảng 3.000- 4.000m3/s) và kết hợp đất đào kênh đổ lên hình thành tuyến dân cư cho hàng ngàn người dân có nơi an cư để lạc nghiệp. Nhưng điều quan trọng hơn là chính con kênh này đã thúc đẩy ngọt hóa vùng đất phèn.

TS Trường phân tích: “Việc đưa nhanh nguồn nước phèn ra biển Tây của kênh Võ Văn Kiệt đã tạo điều kiện cho nước phù sa có thêm cơ hội từ sông Hậu chảy sâu vào Tứ giác Long Xuyên (TGLX) vừa cung cấp nước ngọt, vừa cải tạo chua phèn từng một thời làm khó nhiều thế hệ khai hoang, mở đất”.

Theo TS Trường, do đặc thù địa hình nên phần lớn lũ ở TGLX do nước từ vùng trũng Campuchia tràn sang. Đây là nguồn nước không mang nhiều phù sa, hơi chua... Vì thế, sau khi đầu tư hệ thống ngăn lũ tháng 8, tức ngăn dòng nước phèn từ bên ngoài biên giới đổ vào TGLX. Việc đào kênh Võ Văn Kiệt được xem là con đường ngắn nhất đưa nguồn nước phèn không chảy vào TGLX như tự nhiên thoát nhanh ra biển Tây... Để ghi nhận công trình tầm nhìn chiến lược đó, tỉnh An Giang đã cho xây dựng “Công viên văn hóa Võ Văn Kiệt” tại đầu con kênh thuộc xã Lạc Quới đúng ngày giỗ lần thứ ba của ông như sự ghi nhận đóng góp với vùng đất...

Là những người trực tiếp thụ hưởng, cảm nhận tầm tác động chiến lược của công trình nên khi viết văn bia cho Công viên văn hóa này, ông Nguyễn Minh Nhị đã ví công trình với các sự kiện lưu danh hậu thế: Kênh Võ Văn Kiệt nối tiếp Vĩnh Tế, Thoại Hà. Lịch sử 200 năm liên tục một dòng chảy cuộn tràn sức sống trên mảnh đất phương Nam. Các thế hệ Việt Nam sẽ nương dòng chảy ấy, hiên ngang ra biển lớn với tất cả đức tin, niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc...”.

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Nghiệm thu khu nhà ở công nhân lớn nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

TRẦN LƯU |

Hậu Giang - Ngày 6.11, thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang cho biết, cơ quan này vừa đến kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng các công trình thuộc Khu nhà ở cho chuyên gia và công nhân Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam tại huyện Châu Thành.

Người dân Đồng bằng sông Cửu Long về quê được đón tiếp chu đáo

Sáu Nghệ |

Những ngày qua, người dân Đồng bằng sông Cửu Long ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An vẫn không ngừng về quê. Họ đã được tập trung đón tiếp chu đáo. Việc về quê sau đại dịch của bà con xa quê được thông suốt…

Đồng bằng sông Cửu Long: Tạo điều kiện cho F0 khỏi bệnh trở lại làm việc

TRẦN LƯU |

Xác định F0 lành bệnh là nguồn nhân lực chủ chốt giúp phục hồi sản xuất; các địa phương đồng bằng sông Cửu Long đang nỗ lực và tạo điều kiện tối đa cho những người này được đi làm trở lại…

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Nghiệm thu khu nhà ở công nhân lớn nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

TRẦN LƯU |

Hậu Giang - Ngày 6.11, thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang cho biết, cơ quan này vừa đến kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng các công trình thuộc Khu nhà ở cho chuyên gia và công nhân Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam tại huyện Châu Thành.

Người dân Đồng bằng sông Cửu Long về quê được đón tiếp chu đáo

Sáu Nghệ |

Những ngày qua, người dân Đồng bằng sông Cửu Long ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An vẫn không ngừng về quê. Họ đã được tập trung đón tiếp chu đáo. Việc về quê sau đại dịch của bà con xa quê được thông suốt…

Đồng bằng sông Cửu Long: Tạo điều kiện cho F0 khỏi bệnh trở lại làm việc

TRẦN LƯU |

Xác định F0 lành bệnh là nguồn nhân lực chủ chốt giúp phục hồi sản xuất; các địa phương đồng bằng sông Cửu Long đang nỗ lực và tạo điều kiện tối đa cho những người này được đi làm trở lại…