Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh: Học Bác Hồ về trọng dụng người tài kiến quốc

Vương Trần thực hiện |

Trong những ngày đầu giành được chính quyền cách mạng, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vấn đề “kiến quốc” là nhiệm vụ vô cùng nặng nề, đòi hỏi phải tập hợp được những người có đức, có tài cùng “gánh vác” việc nước. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư tưởng hòa hợp, thân dân trong thu hút và trọng dụng nhân tài.

Kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2022), 53 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, PV Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Ngô Thành Can - Học viện hành chính Quốc gia về quan điểm trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh đất nước đang có nhiều đổi mới hiện nay.

PGS.TS Ngô Thành Can - Học viện Hành chính Quốc gia. Ảnh: T.Vương
PGS.TS Ngô Thành Can - Học viện Hành chính Quốc gia. Ảnh: T.Vương

Thưa ông, bắt nguồn từ tư tưởng trọng dân, tin dân, nêu cao vai trò làm chủ đất nước của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc thu hút, trọng dụng nhân tài. Việc này được thể hiện như thế nào, đặc biệt từ sau Cách mạng tháng Tám 1945?

- PGS.TS Ngô Thành Can: Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư tưởng hòa hợp, thân dân trong thu hút và trọng dụng người tài. Từ các tác phẩm, bài viết, bài phát biểu, cũng như cách xử lý công việc, cách ứng xử và phong cách của mình, Người đã để lại nhiều di sản quý báu về cách dùng người nói chung, trọng dụng người tài nói riêng, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, “kiến quốc cần có nhân tài”, Người đã ra Thông lệnh Tìm người tài đức: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết. Báo cáo phải nói rõ: tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ ở của người đó. Hạn trong một tháng, các cơ quan địa phương phải báo cáo cho đủ”.

Thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu hút được nhiều người có tài, đức vào sự nghiệp kiến quốc và bảo vệ đất nước, nhiều trí thức tiêu biểu như Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Hoàng Minh Giám, Huỳnh Thúc Kháng… đều được trọng dụng để phát huy tài năng phục vụ đất nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, với chính quyền non trẻ, để tạo cho bộ máy nhà nước hoạt động tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng lại các viên chức, quan chức trong chính quyền cũ, như Tham tri Đặng Văn Hướng, Bộ trưởng Thanh niên (Chính phủ Trần Trọng Kim) Phan Anh, cựu Tổng đốc Hà Đông Hồ Đắc Điềm, cựu Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định, Khâm sai đại thần Bắc Bộ Phan Kế Toại, Ngự tiền Văn phòng Đổng lý Phạm Khắc Hòe...

Một số trí thức nổi tiếng có tài và đức, có học vị, ở nước ngoài tình nguyện trở về nước tham gia bảo vệ và kiến thiết đất nước, như: Trần Đại Nghĩa, Lê Văn Thiêm, Lương Định Của, Đặng Văn Ngữ, Nguyễn Khắc Viện…

Trong giai đoạn đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, vấn đề thu hút và trọng dụng nhân tài cần chú ý điều gì?

- Hiện nay, chúng ta đứng trước những thay đổi to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng đến quá trình phát hiện, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ người tài.

Đại hội XIII của Đảng yêu cầu phải “đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Tôi cho rằng, chính sách thu hút và trọng dụng người tài được quan tâm phát triển tập trung vào mấy vấn đề cốt lõi là: phát hiện, nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển người tài. Người tài cần phải được trọng dụng, được giao nhiệm vụ xứng đáng và phù hợp với tài năng của họ; được tôn trọng, đánh giá đúng mức thành quả lao động và được ghi nhận, tôn vinh.

Để làm được điều đó, trước tiên, cần hoàn thiện bộ máy nhà nước đáp ứng được với những vấn đề về lý luận và thực tiễn, hướng tới sự ổn định và phát triển kinh tế trong môi trường hội nhập quốc tế, đảm bảo bảo sự tham gia của Nhân dân trong quản trị nhà nước, từng bước mở rộng đa chủ thể và chấp nhận sự tham gia của các chủ thể ngoài nhà nước vào tiến trình quản lý sự phát triển xã hội.

Thiết chế này đặt ra những yêu cầu cao đối với năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, đối với việc trọng dụng người tài trong khu vực công.

Tiếp đến, cần phát triển chính sách trọng dụng người tài trong nền công vụ, tập trung thu hút người tài trên các lĩnh vực ở trong và ngoài nước tham gia hoạt động quản lý và chuyên môn sâu hướng tới sự phát triển của đất nước.

Chính sách cần hướng đến trọng dụng người tài, tạo điều kiện để họ thể hiện tài năng của mình trong các lĩnh vực như, quản lý nhà nước, các lĩnh vực kinh tế, an ninh, quốc phòng và các lĩnh vực chuyên môn khác.

Vậy muốn chọn được người tài “kiến quốc” đất nước, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phải làm gì?

- Với quan điểm đề cao tinh thần hòa hợp dân tộc, lấy lợi ích quốc gia làm tối thượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sáng suốt trong trọng dụng hiền tài. Người không chỉ thu hút, tập hợp mà còn phát huy được lòng nhiệt tình, trí tuệ của hầu hết quan lại và trí thức người Việt trong và ngoài nước có đức tài, có tinh thần yêu nước; có trình độ chuyên môn; có năng lực, kỹ năng quản trị nền hành chính công quyền tham gia xây dựng, tổ chức bộ máy của chính quyền cách mạng và công cuộc kháng chiến kiến quốc.

Muốn trọng dụng người tài thì người lãnh đạo, quản lý phải biết chọn người và dùng người. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu người lãnh đạo, quản lý phải biết sử dụng, trọng dụng người tài một cách hợp lý, nếu không sẽ làm “thui chột” nhân tài.

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” năm 1947 (bút danh XYZ), Người nhấn mạnh trong sử dụng cán bộ “phải khéo dùng người”. Khéo ở đây là đánh giá đúng cán bộ để sử dụng cán bộ hợp tình, hợp lý phù hợp với năng lực của họ; là để cán bộ “cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến, có gan phụ trách, có gan làm việc”.

-Xin cảm ơn PGS.TS Ngô Thành Can!

Vương Trần thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ: Ngọn đuốc soi đường, dẫn dắt dân tộc

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường, dẫn dắt dân tộc ta tiếp tục phát triển mạnh hơn.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp Quốc khánh 2.9

Vương Trần - Hải Nguyễn |

Vòng hoa của Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp Quốc khánh 2.9 mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước tại lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh 2.9

|

Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại buổi chiêu đãi Đoàn Ngoại giao nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh 2.9, được tổ chức vào tối 31.8 tại Hà Nội.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Quyền Linh: Khán giả khiếu nại vì tưởng tôi PR cho hơn 100 sản phẩm giả mạo

ĐÔNG DU |

Trả lời phỏng vấn Lao Động, nghệ sĩ Quyền Linh nói suốt hơn 1 năm qua, anh bị hàng trăm người lợi dụng cắt ghép hình ảnh để PR cho sản 100 sản phẩm của họ nhằm trục lợi.

Hội nghị An ninh Munich: Ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ Ukraina nhanh hơn

Thanh Hà |

Tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh hỗ trợ nhanh hơn.

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ: Ngọn đuốc soi đường, dẫn dắt dân tộc

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường, dẫn dắt dân tộc ta tiếp tục phát triển mạnh hơn.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp Quốc khánh 2.9

Vương Trần - Hải Nguyễn |

Vòng hoa của Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp Quốc khánh 2.9 mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước tại lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh 2.9

|

Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại buổi chiêu đãi Đoàn Ngoại giao nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh 2.9, được tổ chức vào tối 31.8 tại Hà Nội.