Kỷ luật 48 người kê khai tài sản không trung thực, thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng

Lam Duy |

Thanh tra Chính phủ cho hay, có 6 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và 42 người bị kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.

Thông tin trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ngày 14.1 đưa thông cáo về kết quả công tác thanh tra năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024.

Theo tìm hiểu của Lao Động, nội dung gây nhiều chú ý trong bản thông cáo này là các kết quả về công tác kiểm soát tài sản, thu nhập và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.

Đối với việc thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, Thanh tra Chính phủ cho hay trong năm 2023 có 328.766 người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập trong kỳ.

Trong số này có 8.574 người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập; qua đó có 6 người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Các cơ quan liên quan cũng tiến hành kiểm tra việc thực hiện kê khai, công khai tài sản thu nhập với 3.446 cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Một nội dung khác cũng thu hút sự chú ý là về việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng. Theo Thanh tra Chính phủ, trong kỳ báo cáo có 42 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, đã xử lý kỷ luật 42 người.

Trong năm 2023, các vụ việc liên quan đến tham nhũng được phát hiện qua nhiều kênh khác nhau với tổng số 114 vụ việc, 176 người tham nhũng và liên quan đến tham nhũng được phát hiện.

Trong đó qua hoạt động kiểm tra nội bộ phát hiện 22 vụ, 35 người; qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 54 vụ, 97 người; qua giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 38 vụ, 44 người liên quan đến tham nhũng.

Trong năm 2024, Thanh tra Chính phủ cho hay sẽ tăng cường theo dõi, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên phạm vi cả nước và từng bộ, ngành, địa phương.

Đồng thời xây dựng bộ tiêu chí theo dõi, đánh giá toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với các bộ, ngành, địa phương; mở rộng hợp tác quốc tế, tương trợ tư pháp, trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, rà soát và hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đối với công tác kiểm soát tài sản và thu nhập, cơ quan thanh tra của Chính phủ cho hay trong năm 2024 sẽ tiếp tục xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Trước đó báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 cho hay, trong giai đoạn từ ngày 8.2.2022 đến ngày 30.4.2023, các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành xác minh tài sản, thu nhập 13.093 người.

Qua đó phát hiện có 2.664 người có sai sót về kê khai tài sản sai mẫu, chưa bảo đảm theo hướng dẫn, không đầy đủ thông tin, chậm thời hạn so với quy định….

Đặc biệt, các cơ quan đã xử lý 54 người do không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm. Các hình thức xử lý bao gồm xóa tên khỏi danh sách ứng cử; kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; kỷ luật bằng hình thức cách chức…

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Bài học về khai báo tài sản từ trường hợp Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ

Lê Thanh Phong |

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ giải trình không trung thực về tài sản, đó là một trong những lý do ông Thọ bị đề nghị xem xét, xử lý kỷ luật.

Quy trình có thể chỉ ra Bí thư Bến Tre kê khai tài sản không trung thực

Lam Duy |

Công tác kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đang được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ gồm 3 nội dung quan trọng.

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ giải trình không trung thực về tài sản

Lam Duy |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Lê Đức Thọ vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực...

Công viên nước Đầm Sen kinh doanh hiệu quả, lương lãnh đạo tăng mạnh, "của để dành" hàng trăm tỉ đồng gửi ngân hàng

Thanh Giang |

Kết thúc năm 2023, Công viên nước Đầm Sen báo lãi sau thuế 113 tỉ đồng, tăng thêm 5% so với năm 2022. Bên cạnh đó, thu nhập lãnh đạo công ty cũng tăng đột biến trong năm vừa qua.

Công ty xăng dầu Nam Sông Hậu nợ thuế, sử dụng sai Quỹ bình ổn

Cường Ngô |

Thanh tra Chính phủ nêu rõ, Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu - một trong 36 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có sai phạm "kép" khi vừa nợ thuế Bảo vệ môi trường, vừa sử dụng sai mục đích Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Bộ VHTTDL xem xét báo cáo về vụ việc nhạc sĩ Lưu Thiên Hương bị ném điện thoại

AN NGUYÊN |

Lãnh đạo Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xác nhận đã nhận được báo cáo của Nhạc viện TPHCM liên quan đến vụ việc của nhạc sĩ Lưu Thiên Hương, sau đó sẽ xem xét và nghiên cứu trước khi đưa ra hướng xử lý.

Tranh luận lịch nghỉ Tết của học sinh Hà Nội

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024 của học sinh từ mầm non đến bậc THPT là 8 ngày. Thông tin về lịch nghỉ Tết của học sinh cũng làm xuất hiện nhiều tranh luận từ phía phụ huynh.

Chủ quán phở ở Hà Nội lên tiếng vụ "đuổi khách ngồi xe lăn"

KHÁNH AN - HẢI NGUYỄN |

Chủ quán phở ở Hà Nội khẳng định không có chuyện đuổi khách vì ngồi xe lăn. Người này cho hay, không bao giờ dùng lời lẽ thô tục để đuổi khách, đặc biệt với người khuyết tật.

Bài học về khai báo tài sản từ trường hợp Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ

Lê Thanh Phong |

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ giải trình không trung thực về tài sản, đó là một trong những lý do ông Thọ bị đề nghị xem xét, xử lý kỷ luật.

Quy trình có thể chỉ ra Bí thư Bến Tre kê khai tài sản không trung thực

Lam Duy |

Công tác kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đang được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ gồm 3 nội dung quan trọng.

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ giải trình không trung thực về tài sản

Lam Duy |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Lê Đức Thọ vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực...