Khuyến khích và bảo vệ cán bộ “6 dám”: Thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước hùng cường

VƯƠNG TRẦN - XUÂN HẢI |

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định những mục tiêu và tầm nhìn rất quan trọng ở những dấu mốc quan trọng của đất nước trong những thập niên tới. Mục tiêu đất nước năm 2045 - dấu mốc kỷ niệm 100 năm Ngày Độc lập, là nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng đó đòi hỏi sự quyết tâm chính trị, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức của đội ngũ cán bộ “6 dám”: “Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”.

Đổi mới, sáng tạo đột phá đưa đất nước phát triển mạnh mẽ

Trao đổi với PV Lao Động, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk Bùi Văn Cường cho rằng, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định những mục tiêu và tầm nhìn rất quan trọng ở những dấu mốc quan trọng của đất nước vào các năm 2025, 2030, 2045. Trong sự phát triển nhanh và nhiều biến động khó lường, đặc biệt bối cảnh phát triển của khoa học công nghệ, có những vấn đề cần phải được giải quyết và xử lý nhanh chóng. Do đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đặc biệt đội ngũ cán bộ cấp chiến lược phải phát huy vai trò rất lớn trong việc quyết định sự phát triển của đất nước trong nhiệm kỳ 5 năm tới và đặt tầm nhìn xa hơn vào chặng đường phát triển sắp tới của đất nước.

Cùng với những tiêu chí, tiêu chuẩn rất cụ thể của đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã được ban hành trong các quy định, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk Bùi Văn Cường cho rằng, trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng 4.0 đòi hỏi cán bộ cấp chiến lược phải am hiểu sâu sắc những vấn đề của thời đại, của quốc tế, nhận ra những thuận lợi, khó khăn một cách chủ động để suy nghĩ đường hướng cho đất nước mình, dân tộc mình. Đồng thời, cán bộ nếu được khuyến khích và bảo vệ trong việc dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung sẽ như được tạo đà để thúc đẩy những ý tưởng, hành động mạnh mẽ, quyết tâm đưa ra những quyết sách đột phá để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ.

Theo ông Bùi Văn Cường, việc cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về chủ trương “có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, đổi mới sáng tạo, vì lợi ích chung” là rất cần thiết. Bởi lẽ thực tiễn rất sinh động, mọi chân lý đều bắt nguồn từ thực tiễn, trong khi cơ chế, chính sách, quy định thường khuôn mẫu nên dễ mâu thuẫn với đổi mới sáng tạo. Đổi mới tất yếu sẽ có những trường hợp “phá rào” thì như vậy cán bộ rất dễ bị kỷ luật, bị quy kết là mắc sai phạm. Và thực tế có những trường hợp rất cụ thể minh chứng cho điều này như việc quyết định đổi mới cơ chế khoán trong nông nghiệp của nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phú Kim Ngọc.

Ông Cường cho rằng, nếu không có đổi mới, sáng tạo thì bất cứ quốc gia dân tộc nào cũng sẽ rất khó có những sự phát triển đột phá. Do vậy, ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều rất cần đổi mới, sáng tạo như đổi mới, sáng tạo trong khoa học cơ bản, trong khoa học kỹ thuật, trong lãnh đạo quản lý... Trong đó đổi mới sáng tạo trong lãnh đạo quản lý là rất quan trọng và rất cần thiết để hoàn thiện chính sách cho sự phát triển của xã hội, thúc đẩy kiến tạo và phát triển.

Ngăn chặn lấy danh nghĩa đổi mới vì mục đích riêng

Cùng trao đổi về vấn đề này, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng cho rằng, sau Đại hội XIII, để thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội, phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt. Để làm được như vậy, phải có những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Và một điểm mới được đề cập tại đại hội lần này, đó là cán bộ dám nói, dám đương đầu với khó khăn, thử thách. “Đây là vấn đề rất mới về mặt lý luận. Thực tiễn, để có những đột phá trong phát triển, phải có những cán bộ như vậy. Đương nhiên để cán bộ dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì chúng ta phải có cơ chế bảo vệ cán bộ” - ông Hưng nhấn mạnh.

Song, để thực hiện được chính sách này, Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá cho rằng, cần phải có đánh giá cán bộ thật sát sao, chặt chẽ để nhận biết những cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám hành động vì lợi ích chung. Từ đó, có chính sách bảo vệ những cán bộ ấy.

Trong việc đánh giá cán bộ, Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa khẳng định chúng ta đã có quy định, quy chế và qua các đánh giá của tập thể, nhân dân. “Đánh giá cán bộ là công việc của tập thể, trước hết là người đứng đầu. Thực hiện đúng nguyên tắc, chắc chắn sẽ phân biệt cán bộ nào làm vì lợi ích chung hay lợi ích cá nhân” - ông Hưng chia sẻ.

Cũng cùng quan điểm, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk Bùi Văn Cường cũng lưu ý, song song với cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ “6 dám” cũng cần phải quy định cụ thể, rõ ràng việc đổi mới sáng tạo này vì lợi ích chung hay lợi ích riêng để tránh trục lợi. “Vì vậy, rất cần có quy định cụ thể và cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ người có sáng kiến sáng tạo, đổi mới vì lợi ích chung, ngăn chặn người lấy danh nghĩa đổi mới để làm trái quy định vì động cơ mục đích riêng” - ông Cường nói.

VƯƠNG TRẦN - XUÂN HẢI
TIN LIÊN QUAN

Bảo vệ cán bộ "6 dám" giúp cán bộ vững tâm, vững lòng vì sự nghiệp chung

Vương Trần |

Cán bộ “6 dám” là gì? Đó là những người “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách”.

Mong Trung ương sớm ban hành quy chế bảo vệ cán bộ "6 dám"

Vương Trần |

Trao đổi với báo chí bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiều đại biểu bày tỏ tâm đắc với cơ chế bảo vệ cán bộ “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách” đã được nêu trong văn kiện Đại hội.

Cần cơ chế để bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, dám đổi mới vì lợi ích chung

Vương Trần |

Trả lời báo chí bên lề Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chiều 27.1, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường khẳng định, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng (PCTN) từ năm 2013 đến nay, đặc biệt là từ nhiệm kỳ khóa XII, đã tăng cường công tác PCTN và có thể nói đây là thành công lớn của cả hệ thống chính trị.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Khán giả Việt Nam tin thầy trò ông Park Hang-seo sẽ vô địch AFF Cup 2022

AN NGUYÊN |

Dù gặp bất lợi về mặt tỉ số so với đối thủ Thái Lan, nhưng người hâm mộ và cổ động viên Việt Nam vẫn tin vào một chiến thắng của thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo trên sân khách, qua đó giành ngôi vô địch AFF Cup 2022.

Bảo vệ cán bộ "6 dám" giúp cán bộ vững tâm, vững lòng vì sự nghiệp chung

Vương Trần |

Cán bộ “6 dám” là gì? Đó là những người “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách”.

Mong Trung ương sớm ban hành quy chế bảo vệ cán bộ "6 dám"

Vương Trần |

Trao đổi với báo chí bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiều đại biểu bày tỏ tâm đắc với cơ chế bảo vệ cán bộ “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách” đã được nêu trong văn kiện Đại hội.

Cần cơ chế để bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, dám đổi mới vì lợi ích chung

Vương Trần |

Trả lời báo chí bên lề Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chiều 27.1, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường khẳng định, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng (PCTN) từ năm 2013 đến nay, đặc biệt là từ nhiệm kỳ khóa XII, đã tăng cường công tác PCTN và có thể nói đây là thành công lớn của cả hệ thống chính trị.