Khuyến khích và bảo vệ cán bộ “6 dám”: Cởi bỏ tâm lý sợ sai, tạo đột phá phát triển

VƯƠNG TRẦN - XUÂN HẢI |

Cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm được nêu trong văn kiện Đại hội XIII là vấn đề quan trọng. Nếu hoàn thiện được chính sách khuyến khích và cơ chế phù hợp bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách, chúng ta sẽ khuyến khích và phát huy được sự đột phá, sáng tạo của cán bộ vì sự nghiệp chung.

Vun đắp tinh thần đổi mới sáng tạo vì sự nghiệp chung

Với người nông dân Việt Nam, câu chuyện về cố Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (và sau là Vĩnh Phú) Kim Ngọc là một trong những câu chuyện đẹp, đáng ghi nhớ. Những đóng góp của ông Kim Ngọc đã in dấu vào đời sống hàng chục triệu người nông dân Việt Nam suốt nửa thế kỷ qua.

Sáng kiến “khoán hộ” hay “Cải tiến công tác quản lý lao động hợp tác xã” của cố Bí thư Tỉnh uỷ Kim Ngọc, đã dẫn đến “khoán 10” hay “Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1988”, tháo bỏ sự ràng buộc, kìm hãm của cơ chế quản lý lạc hậu, đưa Việt Nam bao năm thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới.

Nhắc tới ông Kim Ngọc - người ta nghĩ ngay về một người tiên phong đổi mới, sáng tạo trong nông nghiệp ở Việt Nam, đó là một người lãnh đạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên, thời điểm ở những thập kỷ 60 của thế kỷ XX việc khởi xướng “khoán hộ” của ông Kim Ngọc từng không nhận được sự ủng hộ của nhiều cán bộ lãnh đạo. Phải mất một thời gian sau, những khởi xướng của ông Kim Ngọc mới được nghiên cứu, đánh giá toàn diện, được ghi nhận một cách xứng đáng, và phát huy giá trị.

Đó chỉ là một trong những ví dụ của tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của người cán bộ. Và trong thời đại ngày nay để đất nước phát triển nhanh, mạnh mẽ rõ ràng cần phải có những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá sáng tạo để tạo ra những bước phát triển mới.

Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng đã đặt vấn đề cần có chính sách khuyến khích và cơ chế phù hợp bảo vệ những cán bộ, đảng viên có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc của Đảng và pháp luật của Nhà nước, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Đây là một trong những điểm nhấn được nhiều ý kiến bày tỏ tâm đắc và mong muốn Trung ương ban hành cơ chế “6 dám” này.

Trao đổi với PV Lao Động, PGS-TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Trung ương cho rằng, trước những thời cơ, thách thức, bối cảnh chung của khu vực và thế giới đã được nêu trong Văn kiện Đại hội XIII, chúng ta rất cần có chính sách và cơ chế phù hợp để bảo vệ cán bộ “6 dám”. Và điều quan trọng nhất của “6 dám” này đó phải là vì lợi ích chung chứ không phải vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.

Theo ông Phúc, có những ý tưởng đổi mới sáng tạo ban đầu mới chỉ là “cái mầm” và những “cái mầm” đó cần phải vun trồng, vun đắp. Nhiều khi cái mới, cái mầm chỉ là thiểu số. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, trong sự nghiệp đổi mới sáng tạo, “cái mầm” này nếu được phát triển sẽ có thể mang lại những thành quả rất lớn. Thực tế, trong một số trường hợp, không phải bao giờ cái mới, cái đổi mới sáng tạo cũng được chấp nhận ngay và sẽ gặp phải nhiều trở lực. Vì vậy, nếu Trung ương sớm ban hành cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám năng động sáng tạo… vì lợi ích chung là điều rất cần thiết. “Đảng ta ở Đại hội XIII nêu rất rõ là vừa khuyến khích vừa bảo vệ, những cán bộ nào dám đi đầu trong nói và làm, đổi mới sáng tạo để đem lại thành quả cho đất nước, cho dân tộc, cho nhân dân. Khái quát lại, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc vì nhân dân. Đảng có cơ chế khuyến khích để bảo vệ những người đó” - PGS-TS Vũ Văn Phúc nói.

Ông Phúc bày tỏ tin tưởng, nếu đất nước có nhiều cán bộ “6 dám”, đất nước sẽ phát triển mạnh hơn. Đặc biệt là cán bộ, đảng viên và nhân dân rất kỳ vọng vào cán bộ cấp chiến lược và những nhân sự, nhân tố trẻ thuộc thế hệ 7x. Nếu những nhân tố trẻ phát huy cao độ “6 dám” sẽ đưa đất nước ta phát triển, theo kịp những thành tựu mới nhất, tiên tiến, hiện đại nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cơ chế để bảo vệ cán bộ sẵn sàng tiên phong, đột phá

Dẫn lại câu chuyện về cố Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Kim Ngọc, PGS-TS Vũ Văn Phúc cho rằng, giữa nhận thức về cái đúng và cái sai ở từng thời điểm khác nhau có thể có những quan điểm khác nhau. Nhiều khi cái đúng chưa chắc đã thuộc về đa số và nhiều khi cái đúng phải trải qua một thời gian 5 năm, 10 năm mới được kiểm nghiệm trong thực tiễn.

“Cái đúng có thể lúc đầu đa số chưa nhận thức được. Do đó phải có một cơ chế để khuyến khích ngay từ đầu những cái đúng ấy. Dù rằng những cái đúng ấy lúc đầu nó chỉ là rất nhỏ, chỉ là những “cái mầm” rất mong manh. Và chúng ta phải khuyến khích cho nó phát triển lên. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng, trong khoa học cũng như trong thực tiễn thì những “mầm” ấy có thể đúng nhưng cũng có thể có rủi ro là chưa phù hợp. Chúng ta phải dám chấp nhận cả những rủi ro đó. Có như vậy mới có thể khơi dậy được tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo của cán bộ” - ông Phúc phân tích.

Còn ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - cho rằng, cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm được nêu trong văn kiện Đại hội XIII là vấn đề rất quan trọng. Nếu hoàn thiện được chính sách khuyến khích và cơ chế phù hợp bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách, chúng ta sẽ khuyến khích và phát huy được sự đột phá, sáng tạo của cán bộ vì sự nghiệp chung.

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong thời gian qua, khi nghiên cứu các mô hình phát triển, chúng ta thấy rằng, chỉ có trên cơ sở đặt lợi ích của nhân dân, của đất nước lên trên, dũng cảm đổi mới sáng tạo, không theo tư duy và cách thức lối mòn để tìm ra phương thức mới để phát triển. Như vậy, chúng ta mới có thể hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng. “Trong trường hợp này, cần phải có cơ chế bảo vệ cán bộ. Chúng ta thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy trách nhiệm cá nhân thì cũng phải thúc đẩy một cơ chế để bảo vệ cho các cán bộ sẵn sàng đi tiên phong, sẵn sàng “vượt rào” đột phá vì lợi ích của Đảng, của đất nước và của nhân dân” - ông Lộc bày tỏ.

Ông Trần Trung Nhân - Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai - cho rằng, trước đây chúng ta thường nghe “3 dám” là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thì Văn kiện Đại hội XIII lần này Đảng khuyến khích và có giải pháp để bảo vệ những cán bộ dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.

Theo ông Nhân, vấn đề dám đương đầu, dám đột phá, đây là vấn đề mới, vấn đề khó, nhất là trong điều kiện hệ thống pháp luật của nước ta chưa được hoàn thiện, còn nhiều khiếm khuyết, như trong Báo cáo Chính trị Đại hội XIII đã nêu là chưa đồng bộ, thậm chí có chồng chéo, có những lĩnh vực, vấn đề mới phát sinh nhưng pháp luật chưa kịp điều chỉnh.

VƯƠNG TRẦN - XUÂN HẢI
TIN LIÊN QUAN

Khuyến khích và bảo vệ cán bộ “6 dám”: Thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước hùng cường

VƯƠNG TRẦN - XUÂN HẢI |

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định những mục tiêu và tầm nhìn rất quan trọng ở những dấu mốc quan trọng của đất nước trong những thập niên tới. Mục tiêu đất nước năm 2045 - dấu mốc kỷ niệm 100 năm Ngày Độc lập, là nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng đó đòi hỏi sự quyết tâm chính trị, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức của đội ngũ cán bộ “6 dám”: “Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”.

Bảo vệ cán bộ "6 dám" giúp cán bộ vững tâm, vững lòng vì sự nghiệp chung

Vương Trần |

Cán bộ “6 dám” là gì? Đó là những người “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách”.

Mong Trung ương sớm ban hành quy chế bảo vệ cán bộ "6 dám"

Vương Trần |

Trao đổi với báo chí bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiều đại biểu bày tỏ tâm đắc với cơ chế bảo vệ cán bộ “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách” đã được nêu trong văn kiện Đại hội.

Cần cơ chế để bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, dám đổi mới vì lợi ích chung

Vương Trần |

Trả lời báo chí bên lề Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chiều 27.1, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường khẳng định, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng (PCTN) từ năm 2013 đến nay, đặc biệt là từ nhiệm kỳ khóa XII, đã tăng cường công tác PCTN và có thể nói đây là thành công lớn của cả hệ thống chính trị.

Chuyên gia kinh tế “hiến kế” tạo đột phá phát triển kinh tế trong năm 2021

Cao Nguyên (ghi) |

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, việc tăng trưởng, thành quả năm 2020 đạt được một phần nào đó cũng do tích lũy từ những năm trước cộng lại. Trong đó, phải nhận thấy những cố gắng của doanh nghiệp, của người dân... Năm 2021 chắc chắn có nhiều khó khăn nhưng nếu tận dụng tốt, chúng ta sẽ thành công.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Khuyến khích và bảo vệ cán bộ “6 dám”: Thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước hùng cường

VƯƠNG TRẦN - XUÂN HẢI |

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định những mục tiêu và tầm nhìn rất quan trọng ở những dấu mốc quan trọng của đất nước trong những thập niên tới. Mục tiêu đất nước năm 2045 - dấu mốc kỷ niệm 100 năm Ngày Độc lập, là nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng đó đòi hỏi sự quyết tâm chính trị, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức của đội ngũ cán bộ “6 dám”: “Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”.

Bảo vệ cán bộ "6 dám" giúp cán bộ vững tâm, vững lòng vì sự nghiệp chung

Vương Trần |

Cán bộ “6 dám” là gì? Đó là những người “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách”.

Mong Trung ương sớm ban hành quy chế bảo vệ cán bộ "6 dám"

Vương Trần |

Trao đổi với báo chí bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiều đại biểu bày tỏ tâm đắc với cơ chế bảo vệ cán bộ “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách” đã được nêu trong văn kiện Đại hội.

Cần cơ chế để bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, dám đổi mới vì lợi ích chung

Vương Trần |

Trả lời báo chí bên lề Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chiều 27.1, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường khẳng định, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng (PCTN) từ năm 2013 đến nay, đặc biệt là từ nhiệm kỳ khóa XII, đã tăng cường công tác PCTN và có thể nói đây là thành công lớn của cả hệ thống chính trị.

Chuyên gia kinh tế “hiến kế” tạo đột phá phát triển kinh tế trong năm 2021

Cao Nguyên (ghi) |

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, việc tăng trưởng, thành quả năm 2020 đạt được một phần nào đó cũng do tích lũy từ những năm trước cộng lại. Trong đó, phải nhận thấy những cố gắng của doanh nghiệp, của người dân... Năm 2021 chắc chắn có nhiều khó khăn nhưng nếu tận dụng tốt, chúng ta sẽ thành công.