Không thể đi vay để thuê nước ngoài xây dựng các tuyến đường sắt riêng lẻ

Vương Trần - Phạm Đông |

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, chúng ta không thể cứ đi vay tiền về để thuê các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các tuyến đường sắt riêng lẻ mà cần hợp tác, mua lại công nghệ của nước ngoài, kết hợp với những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 để có ngành công nghiệp đường sắt hiện đại.

Cần thêm nguồn lực để doanh nghiệp phục hồi trở lại

Chiều nay (8.11), Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận trên hội trường về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách Nhà nước và công tác phòng chống dịch COVID-19.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, để kinh tế Việt Nam không bị lỡ nhịp với đà phục hồi của kinh tế thế giới, các doanh nghiệp không chỉ cần thêm nguồn lực để phục hồi trở lại mà còn cần vượt lên đặt chân vào khâu sản xuất có giá trị cao trong bối cảnh thế giới đang phân phối lại chuỗi cung ứng.

Muốn vậy các doanh nghiệp và nền kinh tế phải được tăng cường thêm nguồn lực đầu tư theo 2 hướng chính. Đó là chính sách cấp bù lãi suất để doanh nghiệp được vay vốn với mức lãi suất tương đương tỷ lệ lạm phát. Thứ hai đó là phải tăng cường trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong bối cảnh nợ xấu đang tiềm ẩn, gia tăng.

Cũng theo đại biểu Cường, bên cạnh giải pháp kích cầu truyền thống là đẩy mạnh các hoạt động đầu tư công thì cần có những giải pháp mới mang tính khác biệt là đặt hàng các doanh nghiệp trong nước đầu tư, phát triển các sản phẩm ưu tiên tạo nên những đột phá trong phát triển.

Theo ông Cường, có 3 lĩnh vực cần ưu tiên đặt hàng. Thứ nhất là đường sắt, những đô thị lớn ở nước ta đang rất cần phát triển những tuyến đường sắt đô thị. Với địa hình đất nước kéo dài chúng ta cũng cần phát triển tuyến đường sắt Bắc – Nam.

Tuy nhiên, đại biểu Cường cho rằng, chúng ta không thể cứ đi vay tiền về để thuê các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các tuyến đường sắt riêng lẻ. Hệ luỵ không chỉ là những vướng mắc nhãn tiền như vừa qua mà đang để lại hậu quả lâu dài do tính không đồng bộ, thiếu khả năng kết nối và phải phụ thuộc lâu dài vào những nhà cung cấp nước ngoài.

Do đó, ông cho rằng, nếu được Chính phủ đặt hàng và cam kết dành thị phần, các nhà đầu tư trong nước sẽ hợp tác hoặc mua lại công nghệ của nước ngoài. Kết hợp với những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta sẽ có ngành công nghiệp đường sắt hiện đại cho riêng mình.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Hội trường ngày 8.11. Ảnh QH
Toàn cảnh phiên thảo luận tại Hội trường ngày 8.11. Ảnh QH

Bên cạnh đó, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, kinh tế biển là động lực còn đầy tiềm năng chưa được khai thác. Chính phủ cần đặt hàng để hình thành nên các tổ hợp đầu tư phát triển công nghiệp hậu cần, vận tải biển. Bắt tay kết nối các các cảng quốc tế bên bờ Thái Bình Dương để biến Vân Phong thành trung tâm trung chuyển, vận tải biển quốc tế, có lợi thế không thua kém Singapore và lợi thế hơn nhiều càng biển khác ở khu vực Đông Bắc Thái Bình Dương.

Một vấn đề nữa theo đại biểu Hoàng Văn Cường là để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia và bứt phá vươn lên trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chúng ta cần có hạ tầng công nghệ số của riêng mình để đi trước trong chuyển đổi số và chủ động kiểm soát đảm bảo an toàn cho tài sản số quốc gia.

Đề nghị ưu tiên phát triển giao thông liên vùng

Đại biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng) nhắc đến bối cảnh năm 2021 khi đợt dịch thứ tư bùng phát đã gây ảnh hưởng nặng nề tới mọi lĩnh vực.

Ông kiến nghị Chính phủ có giải pháp quyết liệt trong phục hồi kinh tế, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, linh hoạt ưu tiên giữa nhiệm vụ phòng chống dịch và phục hồi kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt các dự án trọng điểm quốc gia, sử dụng hiệu quả nguồn lực quốc gia, giải quyết dứt điểm các dự án yếu kém, chậm tiến độ làm tăng nợ công và làm giảm nguồn lực phát triển của quốc gia.

Đặc biệt, đại diện cho cử tri Cao Bằng, ông Đức đề nghị Chính phủ, Quốc hội ưu tiên nguồn lực phát triển giao thông kết nối liên vùng, nhất là vùng núi biên giới phía Bắc để những nơi này có thể phát huy thế mạnh vốn có.

Vương Trần - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Diện mạo mạng lưới đường sắt cao tốc Việt Nam đến năm 2050 sẽ ra sao?

Nhóm PV |

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Để có những đánh giá kỹ lưỡng hơn về quy mô, diện mạo hệ thống đường sắt Việt Nam cũng như việc lựa chọn mô hình đầu tư và công nghệ như thế nào cho phù hợp với hệ thống đường sắt cao tốc Việt Nam, chúng tôi mời đến trường quay ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và PGS-TS Nguyễn Hồng Thái - Phó trưởng khoa Vận tải Kinh tế, trường Đại học Giao thông vận tải.

Đã đành là "tin vịt", nhưng COVID-19 có trừ đường sắt trên cao ra đâu?

Anh Đào |

Gần 80.000 người đã đi tàu Cát Linh- Hà Đông trong 2 ngày đầu. Nếu tính bằng “biển người”, nó bằng mấy cái “biển người đêm trung thu”.

CDC Hà Nội bác tin “tìm người đi đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngày 7.11”

Phạm Đông |

Hà Nội - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã lên tiếng trước thông tin “tìm người đi đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong ngày 7.11” đang lan truyền trên mạng.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Diện mạo mạng lưới đường sắt cao tốc Việt Nam đến năm 2050 sẽ ra sao?

Nhóm PV |

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Để có những đánh giá kỹ lưỡng hơn về quy mô, diện mạo hệ thống đường sắt Việt Nam cũng như việc lựa chọn mô hình đầu tư và công nghệ như thế nào cho phù hợp với hệ thống đường sắt cao tốc Việt Nam, chúng tôi mời đến trường quay ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và PGS-TS Nguyễn Hồng Thái - Phó trưởng khoa Vận tải Kinh tế, trường Đại học Giao thông vận tải.

Đã đành là "tin vịt", nhưng COVID-19 có trừ đường sắt trên cao ra đâu?

Anh Đào |

Gần 80.000 người đã đi tàu Cát Linh- Hà Đông trong 2 ngày đầu. Nếu tính bằng “biển người”, nó bằng mấy cái “biển người đêm trung thu”.

CDC Hà Nội bác tin “tìm người đi đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngày 7.11”

Phạm Đông |

Hà Nội - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã lên tiếng trước thông tin “tìm người đi đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong ngày 7.11” đang lan truyền trên mạng.