Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 15.6, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp để cho ý kiến về một số vấn đề lớn, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, trong các ngày 30.5 và 9.6, Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về nội dung này.

Các ý kiến cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Nghị quyết, đồng thời cũng đóng góp thêm nhiều ý kiến cụ thể để tiếp tục hoàn thiện bản dự thảo.

Ngay sau khi kết thúc phiên thảo luận, Thường trực Ủy ban Pháp luật (cơ quan chủ trì thẩm tra) đã phối hợp với Ban Công tác đại biểu (cơ quan chủ trì soạn thảo) và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 2), một số ý kiến đề nghị bổ sung đầy đủ các đối tượng do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn vào diện được lấy phiếu tín nhiệm (như thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Trưởng Ban của HĐND, Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện).

Ông Tùng cho biết, dự thảo Nghị quyết chỉ xác định đối tượng thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, có tầm ảnh hưởng nhất định đến việc ban hành và thực thi chính sách hoặc người giữ chức vụ tại các cơ quan có vai trò lãnh đạo, hoạt động thường xuyên (như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thường trực HĐND, UBND) mà không áp dụng đồng loạt đối với tất cả các chức vụ, chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn như Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoặc cấp phó tại các Ban của HĐND.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục xác định phạm vi đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND như thể hiện trong dự thảo Nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành nội dung phiên họp. Ảnh: Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành nội dung phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Ban Công tác đại biểu thống nhất tiếp thu theo ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội và chỉnh lý quy định tại khoản 5 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết theo hướng không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng liên tục trở lên.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ, đây là vấn đề phát sinh từ thực tiễn trên cơ sở thực hiện chế độ, chính sách trong công tác cán bộ, trong đó có tiêu chuẩn về sức khỏe đối với cán bộ lãnh đạo nên cần có quy định phù hợp để điều chỉnh.

Về các nội dung cụ thể như tiêu chí xác định bệnh hiểm nghèo, cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận… là các vấn đề chuyên môn, cần thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và phân cấp quản lý cán bộ. Trường hợp cần thiết, trong quá trình tổ chức thực hiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 12, Điều 17), Thường trực Ủy ban Pháp luật và Ban Công tác đại biểu cho biết, các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của dự thảo Nghị quyết đã thể hiện nhất quán và đầy đủ, đúng tinh thần của Quy định số 96-QĐ/TW về việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm và yêu cầu tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Để phù hợp với phạm vi điều chỉnh, dự thảo Nghị quyết này không quy định quá chi tiết về tất cả các trường hợp và thời hạn để người được lấy phiếu tín nhiệm xin từ chức mà nội dung này sẽ thực hiện theo các quy định khác có liên quan của Đảng và Nhà nước (Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3.11.2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, Luật Cán bộ, công chức, các luật về tổ chức bộ máy,...).

Kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cơ bản đồng tình với báo cáo một số vấn đề lớn trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các nội dung cụ thể của dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà soát lại các nội dung cần phải trao đổi, thống nhất trong Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ để quyết định có báo cáo Bộ Chính trị hay không.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà soát lại khâu biên tập, đảm bảo dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Tránh lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ

NHÓM PV |

"Số lượng đại biểu HĐND của 1 xã là không nhiều. Chỉ cần một người hoặc một nhóm người của dòng họ chiếm số đông trong xã chi phối hoặc thao túng số phiếu có thể lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ", đại biểu Mai Thị Phương Hoa nêu ý kiến.

Làm rõ sự gương mẫu của vợ, chồng, con là tiêu chí để lấy phiếu tín nhiệm

NHÓM PV |

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, cần cần nhắc rà soát và có thể làm rõ hơn nhóm đối tượng có quan hệ gia đình, gần gũi với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Người có quá nửa đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp thì xin từ chức

Nhóm PV |

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa hoặc đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì xin từ chức.

Tin 20h: Ông lớn FDI làm việc với EVN vì lo thiếu điện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 20.6: Được đóng bảo hiểm xã hội vẫn lo không có lương hưu; Lo thiếu điện, Samsung họp khẩn với EVN; Vì sao không đưa phương pháp xác định giá đất vào dự thảo Luật Đất đai?...

Ngày càng nhiều dòng sông chết, cần sự vào cuộc cải tạo của các địa phương

PHẠM ĐÔNG |

Trước ý kiến của các đại biểu về việc xuất hiện ngày càng nhiều dòng sông “chết”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường Đặng Quốc Khánh cho biết sẽ phối hợp với các địa phương để khắc phục tình trạng này.

Hà Nội yêu cầu tiết giảm điện phải luân phiên, công bằng

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội yêu cầu tiết giảm điện đảm bảo luân phiên, công bằng, không tiết giảm điện kéo dài đối với một khu vực.

Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, sửa đổi việc quản lý giá nước sạch

PHẠM ĐÔNG |

Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung công tác quản lý giá cung cấp nước sạch. Hiện nay, công tác này đang được giao cho các doanh nghiệp cấp nước sạch tự lập phương án về giá sau đó trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Đua nước rút đưa cầu gần 600 tỉ đồng ở TPHCM về đích sau 22 năm phê duyệt

HỮU CHÁNH |

Dự án cầu Long Kiểng (huyện Nhà Bè, TPHCM), với tổng mức đầu tư gần 600 tỉ đồng đang gấp rút thi công để kịp thông xe vào 2.9 tới đây.

Tránh lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ

NHÓM PV |

"Số lượng đại biểu HĐND của 1 xã là không nhiều. Chỉ cần một người hoặc một nhóm người của dòng họ chiếm số đông trong xã chi phối hoặc thao túng số phiếu có thể lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ", đại biểu Mai Thị Phương Hoa nêu ý kiến.

Làm rõ sự gương mẫu của vợ, chồng, con là tiêu chí để lấy phiếu tín nhiệm

NHÓM PV |

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, cần cần nhắc rà soát và có thể làm rõ hơn nhóm đối tượng có quan hệ gia đình, gần gũi với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Người có quá nửa đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp thì xin từ chức

Nhóm PV |

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa hoặc đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì xin từ chức.