Không kéo dài hợp đồng lao động làm chuyên môn giáo dục, y tế quá 12 tháng

Thùy Linh |

Chính phủ vừa ban hành Nghị Quyết số 102/NQ-CP về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp Giáo dục và Y tế. Theo đó, Chính phủ yêu cầu không để kéo dài hợp đồng lao động làm chuyên môn quá 12 tháng đối với vị trí việc làm là giáo viên và viên chức y tế.

Hiện nay, biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế hưởng lương từ ngân sách nhà nước chiếm trên 85% tổng biên chế viên chức do Chính phủ quản lý. Việc bố trí viên chức phải bảo đảm định mức giáo viên/lớp, học sinh/lớp, viên chức y tế/giường bệnh, viên chức y tế/dân số.

Tuy nhiên, các định mức này hiện nay chưa phân biệt giữa các vùng đô thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đều được ban hành trước khi có Nghị quyết số 19-NQ/TW nên đến nay không còn phù hợp với thực tiễn. Việc thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục mầm non, phổ thông và y tế còn chậm.

Do vậy, mặc dù Chính phủ đã bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 tỉnh có mức tăng dân số cơ học cao và 5 tỉnh Tây Nguyên nhưng vẫn phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp giáo dục và y tế.

Để giải quyết khó khăn trước mắt cho các Bộ, ngành, địa phương, bảo đảm thực hiện chủ trương “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, “có bệnh nhân thì phải có viên chức y tế”, trong khi chưa kịp sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đồng thời, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 19-NQ/TW, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các giải pháp sau:

Quán triệt, nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW.

Đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được ký hợp đồng lao động đối với các vị trí việc làm là giáo viên và viên chức y tế trong tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao; đồng thời, đơn vị phải tăng mức trích lập vào quỹ phúc lợi đủ để giải quyết chế độ, chính sách cho số hợp đồng lao động này khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được ký hợp đồng lao động (dưới 12 tháng) đối với các vị trí việc làm là giáo viên và viên chức y tế trong phạm vi số lượng biên chế viên chức được cấp có thẩm quyền giao và theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế để kịp thời thay cho số giáo viên và viên chức y tế nghỉ thai sản và nghỉ hưu theo chế độ (chưa kịp tuyển dụng thay thế) và để bố trí giáo viên dạy buổi thứ 2 trong ngày (đối với những cơ sở giáo dục dạy 2 buổi/ngày).

Hằng năm, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải tổ chức tuyển dụng để thay thế cho số giáo viên và viên chức y tế còn thiếu, bảo đảm đủ số lượng người làm việc được cơ quan có thẩm quyền giao. Không để kéo dài hợp đồng lao động làm chuyên môn quá 12 tháng đối với vị trí việc làm là giáo viên và viên chức y tế.

Đối với cấp học mầm non, tiểu học tại các địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phải bảo đảm bố trí đủ biên chế giáo viên dạy 2 buổi/ngày theo quy định.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Vị trí việc làm và biên chế công chức thay đổi như thế nào từ 20.7?

M.Phương |

Từ tháng 20.7, Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức có hiệu lực. Vì vậy vị trí việc làm công chức được điều chỉnh theo quy định mới.

Bỏ biên chế suốt đời để hết hết viên chức làm việc "à ơi"

M.Hương |

Nhiều người cho rằng, việc bỏ biên chế suốt đời phải được thực hiên từ lâu để tình trạng trì trệ, lười biếng, vô trách nhiệm của nhiều viên chức hiện nay.

Bỏ biên chế suốt đời: Có lo ngại lạm quyền trong đánh giá viên chức?

Vương Trần |

Quy định bỏ biên chế suốt đời với viên chức được thực hiện từ 1.7.2020 với hy vọng sẽ chấn chỉnh tình trạng chây ỳ, lười đổi mới, xóa bỏ tư tưởng vào được cơ quan nhà nước là "ấm chân" đến già.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vị trí việc làm và biên chế công chức thay đổi như thế nào từ 20.7?

M.Phương |

Từ tháng 20.7, Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức có hiệu lực. Vì vậy vị trí việc làm công chức được điều chỉnh theo quy định mới.

Bỏ biên chế suốt đời để hết hết viên chức làm việc "à ơi"

M.Hương |

Nhiều người cho rằng, việc bỏ biên chế suốt đời phải được thực hiên từ lâu để tình trạng trì trệ, lười biếng, vô trách nhiệm của nhiều viên chức hiện nay.

Bỏ biên chế suốt đời: Có lo ngại lạm quyền trong đánh giá viên chức?

Vương Trần |

Quy định bỏ biên chế suốt đời với viên chức được thực hiện từ 1.7.2020 với hy vọng sẽ chấn chỉnh tình trạng chây ỳ, lười đổi mới, xóa bỏ tư tưởng vào được cơ quan nhà nước là "ấm chân" đến già.