Không gian mênh mông, tiền kiểm phim phổ biến trên mạng là bất khả thi

Nhóm PV |

Thảo luận về Luật Điện ảnh (sửa đổi), đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định hậu kiểm đối với hình thức phổ biến phim trên không gian mạng là hợp lý. Bởi đối với một xã hội số, một không gian mạng mênh mông, không biên giới như hiện nay, quy định tiền kiểm là bất khả thi và không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tạo cơ chế thu hút tư nhân đầu tư trường quay điện ảnh

Tiếp tục Chương trình làm việc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, chiều 25.5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), đồng thời tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật.

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) đồng tình với chủ trương cần có các cơ chế, chính sách, kể cả Nhà nước hỗ trợ để phát triển công nghiệp điện ảnh, là ngành công nghiệp văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) phát biểu tại hội trường.
Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) phát biểu tại hội trường.

Tuy nhiên, ông bày tỏ băn khoăn về việc dùng ngân sách để xây dựng trường quay hiện đại theo quy định tại Điều 5 của dự luật. Bởi riêng đối với trường quay, để có một trường quay hiện đại thì phải đầu tư rất lớn, phải có quy hoạch, có thiết kế, có lập dự án rất bài bản công phu, phân tích hiệu quả đầu tư và đặc biệt là quá trình quản lý, khai thác, vận hành sau đầu tư cũng phải hết sức chuyên nghiệp và hiệu quả. 

Nếu trường quay đó đầu tư từ ngân sách nhà nước thì tài sản hình thành sau đầu tư là tài sản công. Khi tài sản công đã hình thành thì phải có một đơn vị sự nghiệp công, hình thành bộ máy quản lý, con người, chi phí duy trì bộ máy, bảo trì bảo dưỡng... và phát triển nó ngày càng lớn hơn, hiệu quả hơn. Điều này là khó khả thi do nguồn vốn ngân sách nhà nước của ta rất hạn hẹp.

Dẫn kinh nghiệm tại một số quốc gia, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, một số nước cũng thực hiện theo chính sách xã hội hóa để có một trường quay tốt và có nguồn thu từ trường quay đó từ rất lâu.

Ví dụ phim trường Hoành Điếm tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) do tư nhân xây dựng từ năm 1996 được mệnh danh là Hollywood của Phương Đông. Phim trường này cũng là bối cảnh của hơn 4.000 bộ phim truyền hình quen thuộc với khán giả Việt Nam như: Anh hùng xạ điêu, Vô cực, Họa bì, Diên Hy công lược, Hậu cung Như Ý truyện...

Nhờ có phim trường Hoành Điếm mà vùng nông thôn nghèo của Trung Quốc đã trở thành khu du lịch nổi tiếng. Khách du lịch cũng phải trả tiền vé vào tham quan và được thỏa thích hóa thân thành các nhân vật cổ trang. Mỗi ngày có khoảng 20 đoàn phim hoạt động tại đây.

“Tóm lại, liên quan đến chính sách phát triển điện ảnh, công nghiệp Điện ảnh, tôi đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc lại quy định tại Khoản 2 Điều 5 theo hướng bổ sung các chính sách để khuyến khích xã hội hóa, huy động các thành phần kinh tế, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện ảnh, đặc biệt là đầu tư trường quay hiện đại kết hợp với du lịch văn hoá đảm bảo tính khả thi của chính sách, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam” - đại biểu Khải nêu ý kiến.

Hậu kiểm phim phổ biến trên không gian mạng

Liên quan tới nội dung phổ biến phim trên không gian mạng, dự thảo luật đã chỉnh lý, chọn quy định hậu kiểm đối với hình thức phổ biến phim này. Đồng thời, bổ sung một số nội dung quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, phổ biến phim, gỡ bỏ phim vi phạm, biện pháp quản lý phim, phổ biến phim trên mạng để tạo cơ sở cho công tác hậu kiểm.

“Đối với một xã hội số, một không gian mạng mênh mông, không biên giới như hiện nay, tôi nghĩ quy định tiền kiểm là bất khả thi và không phù hợp với thông lệ quốc tế” - đại biểu Khải nhấn mạnh và bày tỏ đồng tình với quy định hậu kiểm đối với hình thức phổ biến phim trên không gian mạng.

Đại biểu Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng) phát biểu tại Hội trường.
Đại biểu Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng) phát biểu tại Hội trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng) cho rằng, để đảm bảo chặt chẽ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức nhân lực, phương tiện kỹ thuật để thực hiện kiểm tra nội dung phim. Việc phân loại hiển thị kết quả phân loại phim phổ biến trên không gian mạng; phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định pháp luật.

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn Bắc Giang) cho rằng, với sự phát triển của các nền tảng trực tuyến, khối lượng phim trên không gian mạng là rất lớn. Bên cạnh những bộ phim hay, chất lượng tốt thì cũng xuất hiện nhiều bộ phim có nội dung thiếu lành mạnh, thậm chí là vi phạm pháp luật.

Do đó bà Hà cho rằng, rất cần phải quy định chặt chẽ về phổ biến phim. Trong đó, cần thiết phải quy định mở về hình thức yêu cầu chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng gỡ bỏ phim có nội dung, hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh và các quy định pháp luật khác.

Đồng thời, đề nghị cần quy định quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm về quản lý phim trên không gian mạng.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Xem xét giao chủ thể phổ biến phim tự phân loại phim trên không gian mạng

NHÓM PV |

Phương án giao chủ thể phổ biến phim thực hiện tự phân loại đối với phim phổ biến trên không gian mạng đã được Chính phủ cân nhắc, đánh giá tác động, phù hợp với thực tế nước ta hiện nay. Đây là xu hướng chung trên thế giới và thống nhất trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, được đa số đại biểu Quốc hội đồng tình.

Góp ý về Luật Điện ảnh, rất cần “nói có sách mách có chứng”

Việt Văn |

Sáng 29.3, tiếp tục hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới đây. Nhiều ý kiến thẳng thắn, dân chủ, nhưng cũng có một số ý kiến chưa thực sự thuyết phục vì thiếu những dẫn chứng cụ thể.

Sửa đổi Luật Điện ảnh để quản lý việc phát hành, phổ biến phim trên Internet

Ngọc Bích |

Dịch vụ OTT TV  là một trong 5 loại hình dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18.01.2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Dịch vụ OTT TV có thể được triển khai theo phương thức trang thông tin điện tử (website) hoặc ứng dụng (hay còn gọi là app).

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Xem xét giao chủ thể phổ biến phim tự phân loại phim trên không gian mạng

NHÓM PV |

Phương án giao chủ thể phổ biến phim thực hiện tự phân loại đối với phim phổ biến trên không gian mạng đã được Chính phủ cân nhắc, đánh giá tác động, phù hợp với thực tế nước ta hiện nay. Đây là xu hướng chung trên thế giới và thống nhất trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, được đa số đại biểu Quốc hội đồng tình.

Góp ý về Luật Điện ảnh, rất cần “nói có sách mách có chứng”

Việt Văn |

Sáng 29.3, tiếp tục hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới đây. Nhiều ý kiến thẳng thắn, dân chủ, nhưng cũng có một số ý kiến chưa thực sự thuyết phục vì thiếu những dẫn chứng cụ thể.

Sửa đổi Luật Điện ảnh để quản lý việc phát hành, phổ biến phim trên Internet

Ngọc Bích |

Dịch vụ OTT TV  là một trong 5 loại hình dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18.01.2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Dịch vụ OTT TV có thể được triển khai theo phương thức trang thông tin điện tử (website) hoặc ứng dụng (hay còn gọi là app).