Không để công chức, viên chức phải khổ vì chứng chỉ

NHÓM PV LAO ĐỘNG |

Dù Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã thẳng thắn nhận trách nhiệm, thừa nhận văn bằng chứng chỉ mang tính hình thức, nhưng theo các đại biểu Quốc hội, quan trọng nhất là sau này Bộ trưởng sẽ làm gì, như thế nào để giữ lời hứa: “Không để công chức, viên chức phải khổ vì chứng chỉ”.

Địa phương cần dừng ngay việc đòi hỏi các chứng chỉ

Quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ... đang là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức, song các chứng chỉ này không đi vào thực chất. Là người trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề văn bằng, chứng chỉ, ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (Đoàn Hưng Yên) cho rằng, vấn đề văn bằng chứng chỉ đã tồn tại từ lâu, gây bức xúc cho cả cán bộ, công chức, viên chức và văn bằng chứng chỉ mang tính hình thức. “Thời gian tới, tôi sẽ theo dõi bộ trưởng giữ lời hứa của mình như thế nào, ban hành những nghị định, thông tư, hướng dẫn về vấn đề này như thế nào để đội ngũ công chức, viên chức không phải khổ vì chứng chỉ”- bà Phúc cho biết.

Còn ĐBQH Thái Trường Giang (Đoàn Cà Mau), đánh giá Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã thẳng thắn nhận trách nhiệm, đặc biệt là cam kết sửa quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. Tuy nhiên ông còn một số băn khoăn. “Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói rằng sẽ sửa quy định về văn bằng, chứng chỉ vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi. Tôi cho rằng đợi đến lúc đó là muộn, sẽ còn nhiều người khổ vì những “giấy phép con” này. Từ giờ đến khi luật có hiệu lực, sẽ phải có nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện và bao giờ cũng có độ trễ khi thực hiện, trong khi cử tri đang bức xúc về vấn đề chứng chỉ gây phiền hà, tốn kém. Với trách nhiệm của mình, tôi đề nghị Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân tham vấn để Chính phủ có ngay văn bản đề nghị các địa phương dừng việc đòi hỏi các chứng chỉ, bằng cấp. Nếu không làm như vậy thì tình trạng bằng giả, chứng chỉ giả, mua bán, gian lận chứng chỉ vẫn tái diễn”- ông Giang nhấn mạnh.

ĐBQH Thái Trường Giang (Cà Mau) cho rằng cần phải dừng việc đòi hỏi các chứng chỉ khi thăng hạng, nâng ngạch công chức, viên chức. Ảnh: Q.H
ĐBQH Thái Trường Giang (Cà Mau) cho rằng cần phải dừng việc đòi hỏi các chứng chỉ khi thăng hạng, nâng ngạch công chức, viên chức. Ảnh: Q.H

Khắc phục triệt để tình trạng gian lận cấp chứng chỉ

Theo ĐBQH Thái Trường Giang, vấn đề gian lận thi cử trong bằng cấp, chứng chỉ đang diễn ra ở nhiều nơi, báo chí và dư luận xã hội cũng lên án và phanh phui nhiều vụ việc của các đơn vị tổ chức thi và cấp chứng chỉ. Ông đã đề nghị Bộ Nội vụ và Bộ GDĐT có biện pháp khắc phục triệt để tình trạng gian lận thi cử, cấp chứng chỉ.

“Tôi theo dõi Báo Lao Động thấy thời gian qua có nhiều loạt bài phản ánh tình trạng gian lận chứng chỉ phục vụ cho thăng hạng, nâng ngạch của công chức, viên chức. Bộ GDĐT dừng cấp phép thi chứng chỉ ở cơ sở này thì gian lận lại xảy ra ở cơ sở khác. Bộ GDĐT cần có giải pháp tổng thể ngăn chặn tình trạng này. Hiện nay thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm của hiệu trưởng, hội đồng trường phải được nâng cao, phải bị xử lý nếu để xảy ra việc gian lận. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT phải tăng cường thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chứ không thể thả nổi cho các trường muốn làm gì thì làm”- ông Giang nêu quan điểm.

ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) thì cho rằng, trước tiên Bộ Nội vụ và Bộ GDĐT cần ngồi lại để có giải pháp đồng bộ. Vì có cầu thì có cung. Do nhu cầu về chứng chỉ để đáp ứng các tiêu chuẩn về bổ nhiệm, nâng ngạch, thăng hạng quá lớn, trong khi quy định thì rập khuôn, yêu cầu ai cũng phải có nên mới xảy ra việc “bất chấp gian lận” để có đủ chứng chỉ.

Bà Hiền cho rằng, không phải vị trí việc làm nào cũng nặng về chứng chỉ, bằng cấp, mà phải đặt trong bối cảnh, đặc thù kinh tế xã hội của từng địa phương, vùng miền để có quy định phù hợp. Đặc biệt với đối tượng giáo viên - chiếm số lượng lớn trong lực lượng viên chức của cả nước - cần có những đặc thù. Để được xét thăng hạng, thầy cô phải đáp ứng nhiều điều kiện, như đảm bảo về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp, được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 3 năm liên tục, phải có chuyên môn tốt, có đạo đức nghề nghiệp và có đủ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, chức danh nghề nghiệp. Theo bà Hiền, quy định về các loại chứng chỉ với giáo viên là không cần thiết, cần phải bỏ “những giấy phép con” này.

NHÓM PV LAO ĐỘNG
TIN LIÊN QUAN

Chứng chỉ "hành" công chức, viên chức: Bộ Nội vụ nhận khuyết điểm

Theo VTV |

Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng nay (7.11), Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã nhận khuyết điểm khi để vấn đề văn bằng, chứng chỉ làm khổ công chức, viên chức nhiều năm qua. Bộ trưởng cũng cam kết năm 2020 sẽ có sự thay đổi về vấn đề này trong Luật công chức, viên chức.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cam kết sửa quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ

Nhóm PV Lao Động |

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân ngày 7.11, vấn đề bất cập trong các quy định về văn bằng, chứng chỉ với công chức, viên chức mà Báo Lao Động phản ánh được đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn và tham gia tranh luận khá sôi nổi.  Trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã nhận trách nhiệm và hứa sẽ rà soát, tham mưu với Chính phủ để sửa đổi quy định, với mục đích công chức, viên chức không phải khổ vì những tấm chứng chỉ "làm đẹp hồ sơ".

Nên “dẹp” những chứng chỉ làm đẹp hồ sơ

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Muốn thăng hạng, giữ hạng, hay nâng ngạch, giáo viên và viên chức trên cả nước buộc phải có những tấm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học hay chứng chỉ chức danh nghề nghiệp… Những tấm chứng chỉ này được người trong cuộc thừa nhận là không thực chất, hoặc có được bằng các “gói chống trượt”. Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng đã đến lúc Bộ Nội vụ và các ngành liên quan phải ngồi lại, rà soát những quy định bất cập, “dẹp” những chứng chỉ chỉ có tác dụng làm đẹp hồ sơ.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chứng chỉ "hành" công chức, viên chức: Bộ Nội vụ nhận khuyết điểm

Theo VTV |

Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng nay (7.11), Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã nhận khuyết điểm khi để vấn đề văn bằng, chứng chỉ làm khổ công chức, viên chức nhiều năm qua. Bộ trưởng cũng cam kết năm 2020 sẽ có sự thay đổi về vấn đề này trong Luật công chức, viên chức.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cam kết sửa quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ

Nhóm PV Lao Động |

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân ngày 7.11, vấn đề bất cập trong các quy định về văn bằng, chứng chỉ với công chức, viên chức mà Báo Lao Động phản ánh được đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn và tham gia tranh luận khá sôi nổi.  Trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã nhận trách nhiệm và hứa sẽ rà soát, tham mưu với Chính phủ để sửa đổi quy định, với mục đích công chức, viên chức không phải khổ vì những tấm chứng chỉ "làm đẹp hồ sơ".

Nên “dẹp” những chứng chỉ làm đẹp hồ sơ

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Muốn thăng hạng, giữ hạng, hay nâng ngạch, giáo viên và viên chức trên cả nước buộc phải có những tấm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học hay chứng chỉ chức danh nghề nghiệp… Những tấm chứng chỉ này được người trong cuộc thừa nhận là không thực chất, hoặc có được bằng các “gói chống trượt”. Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng đã đến lúc Bộ Nội vụ và các ngành liên quan phải ngồi lại, rà soát những quy định bất cập, “dẹp” những chứng chỉ chỉ có tác dụng làm đẹp hồ sơ.