Khởi tố 107 bị can vụ Việt Á, đề nghị truy tố 54 bị can chuyến bay giải cứu

NHÓM PV |

Đến đầu tháng 5.2023, theo báo cáo của Bộ Công an, các cơ quan điều tra đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can trong vụ Công ty CP Công nghệ Việt Á (Việt Á); đề nghị truy tố đối với 54 bị can trong vụ việc chuyến bay giải cứu.

Sáng 29.5, tiếp tục kỳ họp thứ 5, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Theo bà Nguyễn Thúy Anh, việc huy động nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện chủ động, góp phần đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác phòng, chống dịch, mang lại hiệu quả tích cực trong bối cảnh khó khăn, cấp bách.

Đến 31.12.2022, tổng số tiền đã được huy động để trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch và thực hiện các chính sách an sinh xã hội là khoảng 230 nghìn tỉ đồng.

Đến ngày 31.12.2022, kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 đã được sử dụng như sau: hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 trên 87.000 tỉ đồng; thực hiện chế độ, chính sách cho lực lượng tuyến đầu và các lực lượng khác tham gia chống dịch là 4.487 tỉ đồng; mua vaccine phòng COVID-19 là 15.134 tỉ đồng...

Toàn cảnh phiên họp sáng 29.5. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Toàn cảnh phiên họp sáng 29.5. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Cũng theo báo cáo, từ đầu tháng 1.2022, Thanh tra Chính phủ đã thành lập và tổ chức triển khai 3 đoàn thanh tra (tại Bộ Y tế, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra các Bộ, ngành, địa phương, tiến hành thanh tra chuyên đề việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch COVID-19.

Đã có 61/63 tỉnh, thành phố thành lập đoàn thanh tra; có 9/20 bộ đã thành lập Đoàn thanh tra để triển khai nhiệm vụ; 10 bộ chỉ kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình mua sắm, không thành lập đoàn thanh tra do chỉ mua sắm số lượng ít vật tư, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn... phục vụ nhu cầu trong nội bộ cơ quan.

Kết quả thanh tra đã phát hiện một số vụ việc vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, cung cấp hàng hóa mua bán qua nhiều trung gian, nâng hoặc lạm dụng vị trí độc quyền để nâng giá bán cao bất thường…

Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị chuyển hồ sơ/chuyển thông tin cho Bộ Công an để xem xét, xử lý theo thẩm quyền, gồm: 2 vụ việc chuyển hồ sơ (việc mua sắm 2 gói thầu vật tư y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hồ Chí Minh, trong đó có 1 công ty trúng thầu); 14 vụ việc chuyển thông tin.

Trong đó có: Bộ Y tế, 1 đơn vị thuộc Bộ Y tế, 5 công ty trúng thầu cung cấp cho 8 đơn vị thuộc Bộ Y tế; 6 công ty trúng thầu cung cấp cho CDC Thành phố Hà Nội và 34 bệnh viện thuộc thành phố Hà Nội; 6 công ty trúng thầu cung cấp cho 5 bệnh viện thuộc TP Hồ Chí Minh và 4 công ty trúng thầu cung cấp cho Sở Y tế TP Hồ Chí Minh.

Ngày 11.2.2022, Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành quyết định kiểm toán chuyên đề “Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các chính sách hỗ trợ” tại 9 bộ, cơ quan trung ương và 32 địa phương và đã ban hành báo cáo kết quả kiểm toán chuyên đề.

Kết quả kiểm toán tại các bộ, ngành, địa phương đã phát hiện xử lý tài chính 3.431,2 tỉ đồng, trong đó: nộp về Quỹ vaccine phòng COVID-19 các khoản phải nộp nhưng chưa nộp là 2.153 tỉ đồng; thu hồi kinh phí thừa 970,6 tỉ đồng; thu hồi nộp ngân sách nhà nước kinh phí khác là 122,7 tỉ đồng...

Trong công tác điều tra, truy tố, xét xử với vụ việc mua kít xét nghiệm của Việt Á: đến đầu tháng 5.2023, theo báo cáo của Bộ Công an, các cơ quan điều tra đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can.

Trong đó cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu), khởi tố 1 vụ án, 31 bị can; cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng khởi tố 1 vụ án, 5 bị can; cơ quan cảnh sát, điều tra của 25 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã khởi tố 28 vụ án, 71 bị can. Vụ án cũng đang tiếp tục được điều tra mở rộng.

Trong vụ chuyến bay giải cứu: Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “đưa và nhận hối lộ”, khởi tố nhiều lãnh đạo, cán bộ, công chức có liên quan ở Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Y tế và một số địa phương.

Đến ngày 3.4.2023, cơ quan điều tra của Bộ Công an đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố đối với 54 bị can về 5 hành vi phạm tội (gồm: đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lừa đảo, chiếm đoạt tài sản).

Vụ án đã được Viện kiểm sát tối cao hoàn tất cáo trạng và chuyển cơ quan xét xử. Cơ quan chức năng chưa phát hiện vi phạm các quy định về huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực trong vụ việc này.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Hôm nay, Quốc hội nghe giám sát dùng 236 nghìn tỉ chống dịch COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Nhiều bài học từ việc huy động các nguồn lực xã hội phòng, chống COVID-19

THEO QUOCHOI.VN |

Theo kế hoạch, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo kết quả giám sát và thông qua Nghị quyết về chuyên đề giám sát “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”. Qua công tác xem xét báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và trực tiếp giám sát ở cơ sở, thành viên Đoàn giám sát đề nghị ghi nhận xứng đáng đóng góp của nhân dân trong công tác phòng, chống dịch và đánh giá kỹ việc huy động nguồn lực xã hội.

Tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới

NHÓM PV |

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn 10 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng gần 170 USD/ounce. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, quanh ngưỡng 13 triệu đồng/lượng. Đây không phải lần đầu tiên trong vài năm gần đây, giá vàng SJC và giá vàng thế giới chênh lệch cao đến thế. Từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập niên trôi qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay. Trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn. Nhưng để làm được điều này, đã đến lúc cần cởi trói cho thị trường vàng, để “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.

UBND TPHCM chỉ đạo về tổ chức bắn pháo hoa mừng Tết Dương lịch 2024

Huyền Trân |

Ngày 26.12, UBND TPHCM có chỉ đạo về việc tổ chức bắn pháo hoa ở hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) và Công viên văn hoá Đầm Sen (Quận 11) mừng Tết Dương lịch 2024.

Thời tiết ngày nắng hanh đêm rét đậm, cả gia đình 5 người thay nhau ốm

AN AN - MINH HÀ |

Ghi nhận tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, số ca bệnh hô hấp gia tăng trong điều kiện thời tiết ngày nắng hanh, đêm giảm nhiệt nhanh trời rét sâu. Đặc biệt một số gia đình nhiều thành viên cùng mắc bệnh.

Hiện trạng tuyến phố được đề xuất cho thuê vỉa hè để kinh doanh ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Quận Hoàn Kiếm mới đây đề xuất 10 tuyến phố có đủ điều kiện hạ tầng để thí điểm cho thuê vỉa hè. Phần lớn các tuyến phố này hiện đang bị chiếm dụng để làm bãi trông giữ xe, kinh doanh buôn bán.

Cựu Thư ký Thứ trưởng Phạm Trung Kiên mong xem xét tình tiết "lập công chuộc tội"

Việt Dũng |

Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên cho rằng, trong vụ chuyến bay giải cứu bị chỉ trích rất nhiều từ dư luận nên đã từ bỏ tham lam vật chất để khắc phục toàn bộ hậu quả.

Hôm nay, Quốc hội nghe giám sát dùng 236 nghìn tỉ chống dịch COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Nhiều bài học từ việc huy động các nguồn lực xã hội phòng, chống COVID-19

THEO QUOCHOI.VN |

Theo kế hoạch, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo kết quả giám sát và thông qua Nghị quyết về chuyên đề giám sát “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”. Qua công tác xem xét báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và trực tiếp giám sát ở cơ sở, thành viên Đoàn giám sát đề nghị ghi nhận xứng đáng đóng góp của nhân dân trong công tác phòng, chống dịch và đánh giá kỹ việc huy động nguồn lực xã hội.

Tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.