“Khi chấp nhận thay đổi, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là người thay đổi quyết liệt nhất”

Thành Trung |

Quyết định thành lập thị trường chứng khoán, tham gia các tổ chức ngoại giao kinh tế quốc tế khi đó của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười gây tranh cãi dữ dội. Dù là người nổi tiếng kiên định, nhưng khi chấp nhận thay đổi, ông cũng là người thay đổi quyết liệt nhất. 

“Bật đèn xanh” cho ngân hàng thương mại

PGS. TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là người mở đường trong việc cải cách, đổi mới hệ thống tài chính ở Việt Nam.

Thời kỳ trước đổi mới năm 1986, ở nước ta chỉ có ngân hàng quốc doanh phục vụ Nhà nước.

 
PGS, TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là người "bật đèn xanh" cho sự ra đời của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Ảnh: PHV 

“Trong quá trình kiềm chế lạm phát, ông Đỗ Mười đã cho thực hiện kinh tế hàng hoá, trong đó có 3 yếu tố chính gồm: Sản xuất, thương mại và tài chính.

Nhận thấy nếu chỉ cải cách ở cấp thấp - khu vực sản xuất thì sẽ rất chậm nên ông Đỗ Mười đã chọn cải cách cùng lúc hai khu vực sản xuất và hệ thống ngân hàng – cải cách cấp cao, để rút ngắn thời gian” - PGS.TS Trần Đình Thiên phân tích.

Sau Đại hội VII - năm 1991, cải cách đầu tiên với hệ thống ngân hàng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cho thành lập hệ thống ngân hàng 2 cấp: Ngoài ngân hàng nhà nước khi đó có thêm ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại bắt đầu cho vay, hạch toán, phục vụ thị thường. 

Mở đường cho thị trường chứng khoán

Trao đổi với PV Lao Động, GS Võ Đại Lược - tác giả của đề án chống lạm phát trình lên nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười -  phân tích: nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là người mở đường thành lập thị trường chứng khoán mặc cho nhiều người phản đối.

 
GS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế thế giới cho rằng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là người mở đường cho thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Ảnh: Thành Trung

“Quyết định thành lập thị trường chứng khoán khi đó của ông Đỗ Mười gây tranh cãi dữ dội. Nhiều người nói việc chuyển sang kinh tế hàng hoá đã là tư bản, giờ còn lập thị trường chứng khoán – cái mà chỉ tư bản mới có, thế khác nào đi theo tư bản.

Nhưng khi tôi lý giải thị trường chứng khoán đúng là của tư bản nhưng có ích cho đất nước, có lợi cho dân, ông Đỗ Mười đã đồng ý ngay không do dự” - GS Võ Đại Lược nhớ lại.

Giáo sư Võ Đại Lược - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế thế giới nhìn nhận, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là người khi đã chấp nhận thay đổi sẽ là người thay đổi quyết liệt nhất. Khi đã đồng ý với ý kiến nào, và cho rằng ý kiến đó đúng, ông sẽ lắng nghe và cho thực thi bất chấp các ý kiến phản đối.

“Sau khi thực hiện đề án chống lạm phát thành công, lạm phát giảm xuống nhanh, ông Đỗ Mười vẫn bị phản đối, chỉ trích vì cho rằng ông đã thực hiện không đúng chỉ đạo của Quốc hội.

Khi ấy cố Tổng Bí thư Đỗ Mười nói, làm trước mà có lợi có kết quả còn hơn làm sau, khiến những người phản đối ông không còn có ý kiến nữa” - GS Võ Đại Lược nhớ lại.

4 dấu ấn đặc biệt về ngoại giao kinh tế

Theo GS Võ Đại Lược, từ năm 1991 – 1997 khi ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư, đã để lại 4 dấu ấn đặc biệt về ngoại giao kinh tế như: Bình thường hoá quan hệ với Mỹ; Đưa Việt Nam gia nhập ASEAN; Gia nhập APEC; bình thường hoá quan hệ với IMF, World Bank, ADB, ...

“Ngay khi manh nha ý định gia nhập các tổ chức quốc tế, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã vấp phải rất nhiều sự phản đối. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, các tổ chức như APEC, IMF, World Bank, ... đều do tư bản lập ra, là của tư bản.

Trước những ý kiến phản đối, cố Tổng Bí thư Đỗ Mười gọi tôi vào hỏi. Tôi đã phân tích rõ không có nguyên tắc, quy chế nào của các tổ chức kia là phản động. Không có quy chế nào trong đó có tính chất áp bức, bóc lột. Những quy chế ấy tuy của tư bản nhưng tiến bộ, tham gia là có lợi, tại sao không tham gia?”.

Sau khi nghe phân tích, nguyên Tổng Bí thư đã đồng ý.

Thành Trung
TIN LIÊN QUAN

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Quyền Linh: Khán giả khiếu nại vì tưởng tôi PR cho hơn 100 sản phẩm giả mạo

ĐÔNG DU |

Trả lời phỏng vấn Lao Động, nghệ sĩ Quyền Linh nói suốt hơn 1 năm qua, anh bị hàng trăm người lợi dụng cắt ghép hình ảnh để PR cho sản 100 sản phẩm của họ nhằm trục lợi.

Hội nghị An ninh Munich: Ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ Ukraina nhanh hơn

Thanh Hà |

Tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh hỗ trợ nhanh hơn.

Chiêu thức huy động vốn, chiếm đoạt hơn 300 tỉ của đa cấp Gold Time

Việt Dũng |

Nguyễn Khắc Đồi - Chủ tịch Công ty Gold Time - lập công ty, cùng đồng phạm huy động vốn theo hình thức đa cấp, chiếm đoạt hơn 300 tỉ đồng của nhà đầu tư.

Quảng Ninh: Bốc thăm để xác minh tài sản, thu nhập của 65 cán bộ

Đoàn Hưng |

Quảng NinhThanh tra tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức bốc thăm danh sách người được xác minh tài sản, thu nhập năm 2023 đối với các đối tượng có nghĩa vụ kê khai hằng năm thuộc thẩm quyền kiểm soát của Thanh tra tỉnh.

Cuộc tháo chạy của phụ nữ ở Thung lũng Silicon

Thanh Hà |

Việc giám đốc điều hành YouTube Susan Wojcicki từ chức sau 25 năm làm việc tại Google là ví dụ mới nhất về xu hướng đáng lo ngại ở Thung lũng Silicon: Những phụ nữ có địa vị cao đang rời đi.