Khai trương Hệ thống giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử

Bích Hà |

Ngày 29.11, trong khuôn khổ sự kiện “Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2019”,  Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức khai trương “Hệ thống Chia sẻ và giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử”. Hệ thống này sẽ giúp giám sát, phân tích và cảnh báo sớm cho các bộ, ngành, địa phương, phục vụ công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

An toàn thông tin mạng là điều kiện tiên quyết để phát triển Chính phủ điện tử

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, qua 12 năm tổ chức, "Ngày An toàn thông tin Việt Nam" đã trở thành một sự kiện thường niên quan trọng, là diễn đàn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, giải pháp, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về an toàn thông tin.

Thế giới và Việt Nam đã và đang bước vào không gian mạng với cuộc cách mạng số, trong đó có nhiều thách thức và cơ hội song hành. Không gian mạng là một không gian hoàn toàn mới, cứ mỗi giây lại có khoảng 108 cuộc tấn công mạng và 32 mã độc mới được tạo ra.

Chính vì vậy, việc bảo đảm an toàn, an ninh không gian mạng cũng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai, giúp đất nước thịnh vượng hơn. An toàn, an ninh mạng là điều kiện cơ bản, yếu tố sống còn để công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

 
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Duy Vũ

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng dẫn chứng, nếu như trước đây khi xảy ra ra sự cố, chúng ta cố gắng giữ kín, càng ít người biết càng tốt, thì giờ đây, chúng ta phải hiểu rằng: không ai an toàn một mình trong thế giới mạng. Càng chia sẻ, chúng ta càng an toàn.

“Không chia sẻ thì sau chúng ta lại sẽ là một ai đấy nữa bị tấn công tương tự, và sau đó lại là một người tiếp theo, và cứ như vậy. Mức độ bảo đảm an toàn, an ninh mạng của một cơ quan, tổ chức không phải nằm ở việc cơ quan, tổ chức đó có bị tấn công hay không? Mà nằm ở cách thức cơ quan, tổ chức đó phản ứng như thế nào sau khi bị tấn công”- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng cho rằng Việt Nam cần phải có một mạng lưới chuyên gia và đơn vị chuyên trách dưới sự điều phối của cơ quan chức năng. Khi sự cố xảy ra với một đơn vị, các đơn vị cùng coi đây là trách nhiệm của mình, sẵn sàng tham gia ứng cứu theo sự điều phối chung, vì một không gian mạng an toàn hơn cho tất cả chúng ta.

Cùng với việc thay đổi suy nghĩ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến sự thay đổi trong hành động. Đó là việc chú trọng đầu tư đến con người thay vì giải pháp và quy trình như trước đây.

Ngoai ra, Việt Nam cần phải làm chủ công nghệ để bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Cơ quan, tổ chức nhà nước phòng, chống tấn công mạng, ưu tiên sử dụng các sản phẩm “Make in Vietnam”.

Tới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các doanh nghiệp tiên phong nhằm phát triển Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Hệ thống giám sát an toàn thông tin “phủ sóng” trên 63/63 tỉnh, thành

Khẳng định an toàn, an ninh mạng luôn là điều kiện tiên quyết để phát triển chính phủ điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng sự kiện khai trương “Hệ thống Chia sẻ và giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử” vào ngày 29.11 có ý nghĩa hết sức quan trọng, khẳng định sự chủ động phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng.

Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông luôn xác định an toàn, an ninh mạng phải được đặt lên hàng đầu. Bộ đã chỉ đạo Cục An toàn thông tin đưa vào vận hành Trung tâm Giám sát không gian mạng quốc gia (NCSC) với vai trò là đầu mối kỹ thuật quốc gia trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng và giám sát xu hướng thông tin trên toàn bộ không gian mạng Việt Nam.

NCSC đã phối hợp cùng các thành viên trong Liên minh Xử lý mã độc và phòng chống tấn công mạng (VNPT, Viettel, CMC, FPT và BKAV) xây dựng và đưa vào hoạt động “Hệ thống Chia sẻ và Giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử”.

Qua hệ thống này, thông tin giám sát, phân tích sẽ được chia sẻ, cảnh báo sớm cho các bộ, ngành, địa phương phục vụ công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho Chính phủ điện tử.

Trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu, hệ thống đã triển khai cung cấp kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu và giám sát cho các bộ, ngành và 63/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng.

Đến nay, 31 bộ, ngành, địa phương đã kết nối kỹ thuật thành công với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.

Thời gian tới, sau khi chính thức được đi vào hoạt động, “Hệ thống Chia sẻ và Giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử” sẽ tiếp tục triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Giảm thông tin sai lệch bằng tăng sự minh bạch

GS Phan Dương Hiệu (ĐH Limoges, Pháp) |

Sự minh bạch tự nó sẽ đè bẹp từ trong trứng nước những ý định tung thông tin giả. Việc cần làm, theo tôi, là phát triển những nền tảng thông tin để minh bạch hoá mọi hoạt động, quyết định, chi tiêu của chính phủ.

Trang thông tin điện tử: Từ bát nháo đến… “bát vàng”

Thế Lâm |

Hơn 1.500 trang thông tin điện tử tổng hợp (TTĐTTH) đã được cấp phép. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các địa phương ngưng cấp phép mới cho loại hình website này để rà soát, chấn chỉnh vì thời gian qua, rất nhiều trang thông tin loại này hoạt động bát nháo.

“Báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp: Tràn lan gây nhiều hệ lụy

Thế Lâm |

Tình trạng “báo hóa” các trang thông tin điện tử tổng hợp (TTĐTTH) đã diễn ra  trong nhiều năm qua thể hiện từ cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động tác nghiệp cho đến sản xuất tin bài và đăng tải. Không chỉ tràn lan mà tình trạng “báo hóa” còn trở nên bất trị trong suốt một thời gian dài vừa qua.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Quyền Linh: Khán giả khiếu nại vì tưởng tôi PR cho hơn 100 sản phẩm giả mạo

ĐÔNG DU |

Trả lời phỏng vấn Lao Động, nghệ sĩ Quyền Linh nói suốt hơn 1 năm qua, anh bị hàng trăm người lợi dụng cắt ghép hình ảnh để PR cho sản 100 sản phẩm của họ nhằm trục lợi.

Hội nghị An ninh Munich: Ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ Ukraina nhanh hơn

Thanh Hà |

Tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh hỗ trợ nhanh hơn.

Giảm thông tin sai lệch bằng tăng sự minh bạch

GS Phan Dương Hiệu (ĐH Limoges, Pháp) |

Sự minh bạch tự nó sẽ đè bẹp từ trong trứng nước những ý định tung thông tin giả. Việc cần làm, theo tôi, là phát triển những nền tảng thông tin để minh bạch hoá mọi hoạt động, quyết định, chi tiêu của chính phủ.

Trang thông tin điện tử: Từ bát nháo đến… “bát vàng”

Thế Lâm |

Hơn 1.500 trang thông tin điện tử tổng hợp (TTĐTTH) đã được cấp phép. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các địa phương ngưng cấp phép mới cho loại hình website này để rà soát, chấn chỉnh vì thời gian qua, rất nhiều trang thông tin loại này hoạt động bát nháo.

“Báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp: Tràn lan gây nhiều hệ lụy

Thế Lâm |

Tình trạng “báo hóa” các trang thông tin điện tử tổng hợp (TTĐTTH) đã diễn ra  trong nhiều năm qua thể hiện từ cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động tác nghiệp cho đến sản xuất tin bài và đăng tải. Không chỉ tràn lan mà tình trạng “báo hóa” còn trở nên bất trị trong suốt một thời gian dài vừa qua.