Hơn 87% người dân, tổ chức hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021

Phạm Đông |

Theo kết quả đo lường, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính nói chung cả nước năm 2021 là 87,16%. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của 63 tỉnh nằm trong khoảng 94,07% - 82,79%.

Sáng 25.5, tại trụ sở Bộ Nội vụ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021 (SIPAS 2021) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 (PAR index 2021) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Báo cáo tại hội nghị, ông Phạm Minh Hùng, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính – Bộ Nội vụ, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ nhấn mạnh, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đã mang lại những kết quả, tác động tích cực đối với cả cơ quan hành chính nhà nước và người dân, tổ chức.

Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức tạo ra những thay đổi trong tư duy, phong cách, văn hóa thực thi công vụ, cung ứng dịch vụ công theo hướng lấy người dân làm trung tâm, mang lại sự hài lòng cho người dân, tổ chức.

Theo ông Hùng, việc triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức năm 2021 đã hoàn thành, lắng nghe được ý kiến phản hồi của 28.372 người dân, tổ chức từ khắp mọi vùng, miền trong cả nước.

Kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức năm 2021:

Người dân, tổ chức  chủ yếu tiếp cận thông tin về cơ quan cung ứng dịch vụ công và quy định thủ tịch hành chính thông qua công chức, với các chỉ số lần lượt là 50,88% và 62,72%, còn lại là các hình thức khác. Tỷ lệ người dân, tổ chức tiếp cận thông tin về 2 nội dung này thông qua mạng internet chỉ là 12,64% và 14,89%.

Trong đó, 3,26% người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để thực hiện dịch vụ công. Việc người dân, tổ chức  phải đi lại nhiều lần xảy ra tại 61/63 tỉnh.

0,45% người dân, tổ chức phản ánh bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu, 0,14% người dân, tổ chức phản ánh phải nộp thêm tiền ngoài phí/lệ phí trong quá trình giao dịch dịch vụ công.

46/63 tỉnh có người dân, tổ chức phản ánh bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 22/63 tỉnh có người dân, tổ chức phản ánh phải trả thêm tiền ngoài phí/lệ phí.

2,85% người dân, tổ chức không nhận được giấy hẹn trả kết quả dịch vụ và tình trạng này xảy ra ở 25/63 tỉnh.

2,57% người dân, tổ chức bị trễ hẹn trả kết quả, trong số đó, chỉ có 40,38% nhận được thông báo của cơ quan về việc trễ hẹn trả kết quả và 42,58% nhận được xin lỗi của cơ quan về việc trễ hẹn trả kết quả.

57/63 tỉnh xảy ra tình trạng trễ hẹn trả kết quả dịch vụ, trong đó chỉ có 4/57 tỉnh thực hiện thông báo cho người dân, tổ chức về việc trễ hẹn và cũng 4/57 tỉnh đã thực hiện xin lỗi người dân, tổ chức về việc trễ hẹn.

Tỷ lệ người dân, tổ chức hài lòng về 4 nội dung đánh giá về việc cơ quan tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân tổ chức nằm trong khoảng 80,48% - 81,45%. Chỉ số hài lòng chung về việc cơ quan tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức là 80,90%.

Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính nói chung cả nước năm 2021 là 87,16%. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của 63 tỉnh nằm trong khoảng 94,07% - 82,79%. Các tỉnh có chỉ số hài lòng cao ở nhóm đầu (từ 90% trở lên) gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tĩnh, Sơn La, Bắc Ninh và Bắc Giang.

Ba nội dung mà người dân, tổ chức mong đợi các cơ quan hành chính nhà nước cải thiện nhiều nhất là:

- Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, với 54,02% mong đợi.

- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, với 51,89% người dân, tổ chức mong đợi.

- Tăng cường nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính, với 47,26% người dân, tổ chức mong đợi.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Cải cách hành chính "đã nói phải làm", thực chất, không hình thức

Vương Trần |

Thủ tướng nhấn mạnh thống nhất quan điểm đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển và việc đầu tư này phải tập trung, không dàn trải, làm việc nào dứt điểm việc đó. Phương châm là "đã nói phải làm", thực chất, không hình thức.

Lắng nghe ý kiến cải cách hành chính, đừng "nghe xong để đấy"

Vương Trần |

Liên quan tới việc cải cách hành chính, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các cơ quan cần khiêm tốn, cầu thị lắng nghe người dân và doanh nghiệp bằng nhiều hình thức, đừng "nghe xong để đấy", "nội dung nào tiếp thu được thì tiếp thu, nội dung nào không tiếp thu được thì nói rõ, giải trình".

Phê duyệt thành viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ là Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.

Bước đệm quan trọng của điền kinh Việt Nam hướng đến SEA Games 32

AN NGUYÊN |

Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài - Tiền Phong Marathon và các đợt tập huấn trong 2 tháng tới là sự chuẩn bị quan trọng của tuyền điền kinh Việt Nam hướng đến SEA Games 32.

Những điều không ngờ khiến thông tin cá nhân bị lọt tới đối tượng lừa đảo

HUYÊN NGUYỄN |

Đối tượng lừa đảo có thể biết rõ thông tin cá nhân trong vụ lừa con đi cấp cứu, phụ huynh chuyển tiền gấp đang khiến cho nhiều người lo ngại về tính bảo mật thông tin. Theo các chuyên gia, có nhiều cách để thông tin cá nhân bị lọt ra ngoài.

Cập nhật giá vàng sáng 11.3: Tăng dựng đứng, hãm bớt đà tăng giá của USD

Khương Duy (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 0h30 ngày 11.3, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 65,9 - 66,6 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trên Kitco niêm yết ở mức 1.863 USD/ounce.

Sức hút của thị trường Việt Nam với tập đoàn Keppel Singapore

Song Minh |

Tập đoàn Keppel của Singapore khai thác các thị trường mới nổi như Việt Nam để tăng trưởng trong bối cảnh Việt Nam có sức hút như một trung tâm sản xuất cho các nhà đầu tư đang tìm cách đa dạng thị trường ngoài Trung Quốc.

Giải cứu cháu bé 4 tuổi bị đối tượng đòi nợ dùng xăng khống chế làm con tin

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tối 10.3, Công an tỉnh Đồng Nai đã khống chế thành công đối tượng Ngô Quý Phương (29 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) khi đang giữ một cháu bé và tự đổ xăng vào người đe dọa tự thiêu.

Cải cách hành chính "đã nói phải làm", thực chất, không hình thức

Vương Trần |

Thủ tướng nhấn mạnh thống nhất quan điểm đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển và việc đầu tư này phải tập trung, không dàn trải, làm việc nào dứt điểm việc đó. Phương châm là "đã nói phải làm", thực chất, không hình thức.

Lắng nghe ý kiến cải cách hành chính, đừng "nghe xong để đấy"

Vương Trần |

Liên quan tới việc cải cách hành chính, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các cơ quan cần khiêm tốn, cầu thị lắng nghe người dân và doanh nghiệp bằng nhiều hình thức, đừng "nghe xong để đấy", "nội dung nào tiếp thu được thì tiếp thu, nội dung nào không tiếp thu được thì nói rõ, giải trình".

Phê duyệt thành viên Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ là Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.