Hôm nay, Quốc hội xem xét Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Góp phần nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Tiếp tục kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 25.10, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra.

Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật này.

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), đã có 160 lượt ý kiến phát biểu thảo luận tại Tổ và Hội trường. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thanh tra (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung chủ yếu của dự thảo Luật.

Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Pháp luật chủ trì, phối hợp với Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn gần 12 năm thi hành của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) gồm 7 chương, 80 điều, quy định về nguyên tắc, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cuối cùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi). Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật này.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Bảo đảm việc thực hiện dân chủ của người lao động thực chất, khả thi hơn

NHÓM PV |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rà soát, bổ sung các quy định để bảo đảm việc thực hiện dân chủ của người lao động thực chất hơn, có tính khả thi hơn. Không chỉ giới hạn trong việc bảo đảm thực hiện quan hệ lao động mà còn mở rộng hơn với tư cách là công dân tham gia quản lý xã hội.

Minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng

NGỌC LÊ - THANH CHÂN |

Chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm... là một trong những nơi cung cấp thực phẩm từ người nông dân đến tay người tiêu dùng. Việc đảm bảo chất lượng, xuất xứ thực phẩm trong chuỗi cung ứng là điều quan trọng để mang thực phẩm chất lượng, nâng cao sức khỏe người dân. Tuy nhiên, đến nay công tác đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn gặp khó và người dân vẫn chưa thực sự có được thực phẩm sạch để dùng.

Người tiêu dùng "méo mặt" khi phí ship tăng cao

Lan Nhi |

Giá xăng tăng kéo theo hàng loạt các khoản phí dịch vụ, cước vận chuyển biến động liên tục, khiến cho nhiều người tiêu dùng tại TP. Hà Nội không khỏi lo lắng.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảo đảm việc thực hiện dân chủ của người lao động thực chất, khả thi hơn

NHÓM PV |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rà soát, bổ sung các quy định để bảo đảm việc thực hiện dân chủ của người lao động thực chất hơn, có tính khả thi hơn. Không chỉ giới hạn trong việc bảo đảm thực hiện quan hệ lao động mà còn mở rộng hơn với tư cách là công dân tham gia quản lý xã hội.

Minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng

NGỌC LÊ - THANH CHÂN |

Chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm... là một trong những nơi cung cấp thực phẩm từ người nông dân đến tay người tiêu dùng. Việc đảm bảo chất lượng, xuất xứ thực phẩm trong chuỗi cung ứng là điều quan trọng để mang thực phẩm chất lượng, nâng cao sức khỏe người dân. Tuy nhiên, đến nay công tác đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn gặp khó và người dân vẫn chưa thực sự có được thực phẩm sạch để dùng.

Người tiêu dùng "méo mặt" khi phí ship tăng cao

Lan Nhi |

Giá xăng tăng kéo theo hàng loạt các khoản phí dịch vụ, cước vận chuyển biến động liên tục, khiến cho nhiều người tiêu dùng tại TP. Hà Nội không khỏi lo lắng.