Hối lộ đoàn kiểm toán dưới 2 triệu có thể bị phạt 20 triệu đồng

Vương Trần |

Hành vi mua chuộc, hối lộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2 triệu đồng cho Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán có thể bị phạt tới 20 triệu đồng.

Chiều 16.3, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức buổi Họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại Phiên họp thứ 20 ngày 28.2.2023. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Tại buổi họp báo, đông đảo khách mời, các cơ quan báo chí đã lắng nghe giới thiệu tóm tắt về Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước (KTNN). Pháp lệnh gồm 5 chương, 21 điều.

Về đối tượng bị xử phạt KTNN gồm: Cá nhân quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh; Tổ chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh.

Đồng thời, khoản 3 Điều 4 của Pháp lệnh quy định: Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội, Công an và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ thì không xử phạt theo quy định của pháp luật mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan; Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước thì không bị xử phạt theo quy định mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

Về hình thức xử phạt, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu các hình thức xử phạt như: Phạt cảnh cáo; phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN của cá nhân là 50 triệu đồng; Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN của tổ chức là 100 triệu đồng.

Pháp lệnh cũng quy định rõ các hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể trong lĩnh vực KTNN.

Theo đó, căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật KTNN, Pháp lệnh quy định 7 điều tương ứng với 7 nhóm loại hành vi vi phạm tương ứng với hình thức, mức phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả, gồm:

Hành vi vi phạm các quy định về gửi báo cáo định kỳ; Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán;

Hành vi vi phạm quy định về trả lời và giải trình liên quan đến nội dung kiểm toán; Hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán;

Hành vi mua chuộc, hối lộ thành viên Đoàn kiểm toán, cản trở công việc của KTNN;

Hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán;

Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN.

Pháp lệnh có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.5.2023.

Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước nêu rõ:

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi: Mua chuộc, hối lộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2 triệu đồng cho Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; Cản trở các công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán có xu hướng tăng, thiếu chế tài xử lý

PHẠM ĐÔNG |

Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, trải qua gần 30 năm hoạt động, thực tế các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước có xu hướng gia tăng và mang tính đặc thù nhưng đến nay còn thiếu các quy định về chế tài cụ thể để bảo đảm thi hành, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. 

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra loạt sai sót của TKV: Nợ phải thu khó đòi 277 tỉ

Cường Ngô |

Kiểm toán Nhà nước vừa có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2021 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Báo cáo chỉ ra loạt sai sót, khuyết điểm của TKV.

Kiểm toán Nhà nước cần mài sắc vũ khí công khai, minh bạch

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Kiểm toán Nhà nước ngày càng phát huy vai trò hơn nữa trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và ngày càng có vai trò quan trọng trong thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Từ đó góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương về tài chính và ngân sách.

Các nhà mạng công bố số điện thoại khi yêu cầu chuẩn hóa SIM

HỮU CHÁNH |

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu khách hàng chỉ làm theo hướng dẫn khi được liên hệ bởi các đầu số chính thức của nhà mạng để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán có xu hướng tăng, thiếu chế tài xử lý

PHẠM ĐÔNG |

Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, trải qua gần 30 năm hoạt động, thực tế các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước có xu hướng gia tăng và mang tính đặc thù nhưng đến nay còn thiếu các quy định về chế tài cụ thể để bảo đảm thi hành, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. 

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra loạt sai sót của TKV: Nợ phải thu khó đòi 277 tỉ

Cường Ngô |

Kiểm toán Nhà nước vừa có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2021 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Báo cáo chỉ ra loạt sai sót, khuyết điểm của TKV.

Kiểm toán Nhà nước cần mài sắc vũ khí công khai, minh bạch

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Kiểm toán Nhà nước ngày càng phát huy vai trò hơn nữa trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và ngày càng có vai trò quan trọng trong thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Từ đó góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương về tài chính và ngân sách.