Học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi Olympic đã đi đâu, làm gì?

Đặng Chung |

Hơn 40 năm qua, rất nhiều học sinh Việt Nam đã tham gia và đoạt hàng trăm huy chương vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế về Toán và Khoa học. Thành tích trong các kỳ thi rất cao, nhưng tại sao chúng ta vẫn ít thành tựu khoa học? Nếu không có chiến lược dài hạn về đào tạo và sử dụng nhân tài, chúng ta sẽ lại… để “vàng rơi” hoặc lặp lại quy trình “Thi tại Việt Nam, học ở Mỹ và cống hiến cho nước ngoài”.

"Vàng" Olympic "nhấp nhổm" ra nước ngoài

Những ngày qua, người dân cả nước chung vui với đội tuyển Olympic Toán học, Vật lý và Hóa học của Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, 100% thí sinh tham gia đều đoạt huy chương. Đặc biệt, năm nay chúng ta “bội thu” vàng. Bằng tài năng của mình, các em đã tạo nên kỳ tích.

Trong đó, Hoàng Hữu Quốc Huy (học sinh lớp 12 chuyên Toán 1, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa-Vũng Tàu, 35 điểm) là thí sinh đạt điểm cao nhất kỳ thi Olympic Toán Quốc tế 2017. Nguyễn Thế Quỳnh (học sinh lớp 12 Lý, Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình) xác lập kỷ lục với danh hiệu “cú đúp” Huy chương Vàng Vật lý quốc tế tại hai mùa Olympic liên tiếp. Những học sinh khác cũng nỗ lực giành vàng, giúp khẳng định vị thế của Việt Nam.

Nhưng đằng sau những tấm huy chương ấy lại là câu chuyện khiến nhiều người suy ngẫm. Điểm lại, trong số thí sinh đoạt huy chương vàng Olympic từ trước đến nay, có TS Hoàng Lê Minh - HCV năm 1974; TS Lê Bá Khánh Trình, đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối và giải đặc biệt tại Olympic Toán học 1979 và một số thí sinh khác hiện làm việc tại Việt Nam, còn lại đa số đang sống và làm việc tại nước ngoài.

Năm nay, 15 thí sinh đoạt giải tại Olympic đăng ký nhập học vào Trường Đại học Bách Khoa và Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, các em đều chia sẻ ước mơ được ra nước ngoài du học và đang nỗ lực trau dồi vốn tiếng Anh của mình.

Các năm trước đó, thí sinh đoạt huy chương vàng cũng chọn cách “săn” học bổng đi du học và thường không chọn cách trở về. Họ trở thành những GS, nhà khoa học uy tín trên thế giới. Chúng ta đã “cầm vàng”… “lại để vàng rơi”.

Làm gì để giữ chân người tài?

Làm thế nào để giữ chân nhân tài? Để những tài năng ấy không chỉ dừng ở việc tạo ra thành tích, mà là những thành tựu khoa học cho Việt Nam, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho cuộc cách mạng 4.0 mà chúng ta đang hướng đến? Trả lời câu hỏi này, Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục - cho rằng, hiện nay chúng ta chưa có chủ trương, đường hướng nào cụ thể, toàn diện để đào tạo và sử dụng nhân tài. Vì lẽ đó đã dẫn đến tình trạng lãng phí tài năng.

Giáo sư cũng cho rằng, những em giành được huy chương mới chỉ học xong lớp 12, có em còn đang học lớp 11, việc giành giải thưởng cao sẽ là động lực để phấn đấu hơn nữa. Nhưng để trở thành các chuyên gia, nhà khoa học, có đóng góp vào sự phát triển của đất nước, còn là một chặng đường dài phía trước và nhà quản lý cần có chiến lược đầu tư, định hướng cụ thể.

“Tôi thấy Bộ GDĐT phải thực hiện thống kê này, xem những học sinh đã đạt được thành tích cao trong các kỳ thi Olympic đã đi đâu, làm gì, thành tựu ra sao, từ đó đưa ra những chiến lược đầu tư dài hạn” - Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc nói thêm.

PGS-TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa. Ảnh: HN

Còn theo PGS-TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, ngành giáo dục của chúng ta không nên chỉ bằng lòng với những thành tích đã có, mà cần có chính sách, xây dựng những đề án để đầu tư dài hạn cho các thí sinh đoạt giải cao trong kỳ thi quốc tế, tạo điều kiện hết sức để các em cống hiến, tạo ra thành tựu khoa học cho đất nước.  

“Tôi biết nhiều trường của nước ngoài đã vào các trường của Việt Nam để tìm kiếm người giỏi, đưa về nước họ đào tạo và có đãi ngộ giữ chân những người tài này. Cũng không thể trách những tài năng của chúng ta đi du học và định cư ở nước ngoài. Đó là lựa chọn của họ. Hơn nữa, giờ là thế giới phẳng, ở đâu cũng có thể cống hiến được cho đất nước. Nhưng để nhiều người giỏi ra nước ngoài du học và làm việc đúng là sự lãng phí. Tôi nghĩ để giải được bài toán này, cần sự chung tay của cả xã hội.

Đầu tiên, các trường đại học trong nước cần có chính sách sẵn sàng đón nhận thí sinh đoạt giải Olympic với mọi điều kiện tốt nhất. Với trường Đại học Bách Khoa, chúng tôi sẵn sàng trao học bổng tài năng cho các em. Ngoài ra, rất cần sự ủng hộ của các bộ, ngành liên quan. Chỉ khi nào chúng ta tạo ra môi trường giáo dục và làm việc tốt nhất, để những tài năng này có điều kiện nghiên cứu, phát huy hết thế mạnh của mình, chừng đó mới ngăn được tình trạng chảy máu chất xám” - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ.

 

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Chàng trai xứ Nghệ phá “lời nguyền” chuyên về nhì tại Olympic quốc tế

Huyên Nguyễn |

Chàng trai Nguyễn Cảnh Hoàng với biệt danh “ông vua Huy chương Bạc” đã hoá giải lời nguyền chuyên về nhì tại Olympic quốc tế bằng tấm Huy chương Vàng tại cuộc thi Olymic Toán quốc tế 2017.

Xúc động đón Đoàn Olympic Vật lý trở về

Tuệ Nhi |

Những cái ôm ấm áp, những nụ hôn đầy yêu thương, những nụ cười hạnh phúc, niềm tự hào vô bờ bến... làm nên buổi tối đón Đoàn Olympic Vật lý trở về đầy xúc động.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Chàng trai xứ Nghệ phá “lời nguyền” chuyên về nhì tại Olympic quốc tế

Huyên Nguyễn |

Chàng trai Nguyễn Cảnh Hoàng với biệt danh “ông vua Huy chương Bạc” đã hoá giải lời nguyền chuyên về nhì tại Olympic quốc tế bằng tấm Huy chương Vàng tại cuộc thi Olymic Toán quốc tế 2017.

Xúc động đón Đoàn Olympic Vật lý trở về

Tuệ Nhi |

Những cái ôm ấm áp, những nụ hôn đầy yêu thương, những nụ cười hạnh phúc, niềm tự hào vô bờ bến... làm nên buổi tối đón Đoàn Olympic Vật lý trở về đầy xúc động.