Hoạt động giám sát chuyên đề tiếp tục là điểm sáng

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ rõ, vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh trong giám sát. Việc này không phổ biến nhưng cũng không phải là ít và cần cá thể hóa trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan có liên quan.

Hoạt động giám sát chuyên đề là nội dung trọng điểm 

Sáng 17.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, năm 2023, Quốc hội đã quan tâm xây dựng những khuôn khổ, hoàn thiện thể chế để tiếp tục tăng cường năng lực, hiệu lực, hiệu quả của công tác giám sát.

Cụ thể, từ đầu nhiệm kỳ đã xác định đây là một nội dung trọng tâm và then chốt để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Hiệu lực, hiệu quả các hình thức, phương thức giám sát của Quốc hội được tăng cường. Trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội và phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có cố gắng rất lớn và có kết quả. Các đại biểu chất vấn và tranh luận sôi động và thực chất.

Việc lựa chọn chủ đề chất vấn, cũng như việc tìm tòi để đổi mới công tác chất vấn ngày càng được quan tâm và có những hiệu quả cụ thể. Hoạt động giám sát chuyên đề tiếp tục là một điểm sáng trong tổ chức giám sát của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Chủ tịch Quốc hội, hoạt động tái giám sát được quan tâm nhiều hơn, theo đến cùng các vấn đề. Ngoài việc yêu cầu tổ chức cá nhân thực hiện nghiêm nghị quyết giám sát chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc còn gửi báo cáo giám sát đến cơ quan chức năng.

Đồng thời Đảng đoàn Quốc hội đã chắt lọc những nội dung, nhất là những kiến nghị về vấn đề giám sát để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan trong khối nội chính.

Đặc biệt, hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt, không chỉ đại biểu Quốc hội mà còn của đông đảo cử tri và nhân dân đánh giá. Từ đầu nhiệm kỳ đã tổ chức một cách đúng quy trình, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước để tiến hành cẩn trọng, chu đáo, kỹ lưỡng, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh trong giám sát. "Giám sát xuống dưới đơn vị thì phát biểu hùng hồn lắm, rất đâu vào đấy nhưng về đến nơi thì chả thấy, không biết là nó đi đâu hết. Cái này không phải phổ biến nhưng cũng không phải là ít", Chủ tịch Quốc hội nói và nhấn mạnh, nếu có kiến nghị gì cũng chỉ để cho tốt hơn và cần cá thể hóa trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan có liên quan.

Nhấn mạnh bối cảnh của năm 2024 là năm chuẩn bị cho đại hội các cấp, tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, do đó công tác phối hợp phải hết sức cân nhắc để vừa đạt được yêu cầu mục tiêu giám sát, vừa đỡ ảnh hưởng đến địa phương, cơ sở.

Hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Ảnh: Phạm Đông
Hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Ảnh: Phạm Đông

Sau giám sát, những sai phạm phải được xử lý

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ một số trọng điểm trong hoạt động giám sát của năm 2024. Theo đó, các đoàn giám sát chuyên đề cần tận dụng tối đa các tài liệu hồ sơ sẵn có về sơ kết, tổng kết, đánh giá những nội dung liên quan đến vấn đề giám sát.

Về giám sát các văn bản quy phạm pháp luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải sớm báo cáo kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật, tiếp tục công tác tổng rà soát theo Nghị quyết 101/2023/QH15; đặc biệt tập trung vào việc cải cách hành chính, nhất là về thủ tục hành chính.

Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát.

Hoạt động giám sát không chỉ đạt mục đích, phát hiện ra vấn đề, đưa ra các kiến nghị mà còn đòi hỏi đối tượng chịu sự giám sát và thực thi các kiến nghị đó một cách nghiêm túc. Những sai phạm phải được xử lý.

Những chính sách chưa hoàn thiện phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời để đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn. Do đó, hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung được xác định là một trong các khâu trọng tâm then chốt để nâng cao hiệu lực hoạt động của Quốc hội.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đời sống của giáo viên sẽ được cải thiện khi cải cách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường, khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, đời sống của giáo viên sẽ được cải thiện trong thời gian tới.

Triển khai hiệu quả hoạt động giám sát, đưa các chính sách đi vào cuộc sống

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 17.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ có giám sát để không sử dụng sai mục đích

Vương Trần - Ngô Cường |

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, ngân hàng phong tỏa tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu của doanh nghiệp và tài khoản này chỉ sử dụng vào mục đích trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn theo thông báo điều hành giá xăng dầu của cơ quan nhà nước.

Giá bia bình dân tăng 85% nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp hỗn hợp

Xuyên Đông |

Nếu áp dụng phương pháp hỗn hợp trong thu thuế tiêu thụ đặc biệt, sản phẩm bia cao cấp sẽ tăng từ 65% lên 75%. Trong khi đó, bia bình dân sẽ tăng từ 65% lên 85%. Như vậy, người tiêu dùng có thu nhập thấp sẽ chịu thuế lớn hơn người có thu nhập cao.

Giới trẻ ngại kết hôn trước tuổi 30, chuyên gia chỉ ra những rào cản

Nhóm PV |

Kết hôn muộn hoặc kết hôn nhưng không sinh con đang là xu hướng sống của giới trẻ, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Vậy đang có những rào cản nào khiến giới trẻ ngại kết hôn? Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh - Viện Nghiên cứu Thanh niên (Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam) sẽ có những phân tích trong số Cafe Chiều thứ 7 tuần này.

Vụ tố mua nước giá đắt đỏ ở Nha Trang, chủ đầu tư cho rằng do dân chưa hiểu hết!

Hữu Long |

Khánh Hòa - Cư dân chung cư dự án Scenia Bay Residences (Scenia Bay Nha Trang) phản ánh, chủ đầu tư bán nước giá đắt đỏ rồi tự ý cắt nước những hộ không nộp tiền nước. Ở chiều ngược lại, chủ đầu tư cho rằng, do không hiểu biết nên một số cư dân đã có thông tin sai lệch…

Ngân hàng Chính sách Xã hội áp dụng sai lãi suất, cho vay chồng chéo tại 7 chi nhánh

Nhóm Phóng viên |

Tại Báo cáo số 1247/BC-KTNN của Kiểm toán Nhà nước về Tổng hợp kết quả kiểm toán tổ chức thực hiện Chương trình phục hồi phát triển Kinh tế - Xã hội mới đây, đã chỉ ra loạt sai sót của Ngân hàng Chính sách Xã hội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Cháy lớn tại Khu công nghiệp Nam Cấm ở tỉnh Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Khói lửa bốc lên cuồn cuộn từ một nhà máy trong Khu công nghiệp Nam Cấm, thuộc địa bàn xóm Trung Tiến, xã Nghi Quang (huyện Nghi Lộc, Nghệ An).

Đời sống của giáo viên sẽ được cải thiện khi cải cách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường, khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, đời sống của giáo viên sẽ được cải thiện trong thời gian tới.

Triển khai hiệu quả hoạt động giám sát, đưa các chính sách đi vào cuộc sống

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 17.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ có giám sát để không sử dụng sai mục đích

Vương Trần - Ngô Cường |

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, ngân hàng phong tỏa tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu của doanh nghiệp và tài khoản này chỉ sử dụng vào mục đích trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn theo thông báo điều hành giá xăng dầu của cơ quan nhà nước.