Hỗ trợ 30.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số trong năm 2022

Trần Tuấn |

Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2022, với mục tiêu sẽ có 30.000 doanh nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi số.

Chiều 24.3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị đẩy mạnh Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số năm 2022.

Thông tin tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, yếu tố của chuyển đổi số là nền tảng số. Nền tảng số là giải pháp đột phá để chúng ta phổ biến công nghệ số trở thành một dịch vụ và biến công nghệ số trở thành yếu tố đầu vào trong sản xuất như điện, nước...

Trong năm 2022, để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phấn đấu cùng 63/63 địa phương vào cuộc để triển khai hiệu quả chương trình chuyển đổi số. Đồng thời sẽ hình thành mạng lưới tư vấn kinh tế số và tổ chức mạng lưới tổ công nghệ số cộng đồng đến cấp xã để có đầu mối hỗ trợ người dân triển khai.

Toàn cảnh hội nghị chiều 24.3. Ảnh: PV.
Hội nghị diễn ra chiều 24.3. Ảnh: PV

Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, hiện Việt Nam có khoảng 870 nghìn doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 98%. Theo kế hoạch, năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục lựa chọn các nền tảng số xuất sắc để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với mục tiêu sẽ có 30.000 doanh nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Trọng Đường - Phó vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông - cũng cho hay, điểm mới của chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx) năm 2022 là đưa bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp (DBI) vào áp dụng.

Đây được coi là bộ công cụ, thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng, mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dùng chung trên phạm vi cả nước. Doanh nghiệp có thể chủ động dựa vào hiện trạng, đối chiếu với các tiêu chí trong bộ chỉ số này, từ đó xác định tình hình chuyển đổi số nội tại, ông Nguyễn Trọng Đường nhấn mạnh.

Theo kế hoạch năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số của 100.000 doanh nghiệp trên toàn quốc dựa theo bộ công cụ này. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở để hoàn thiện các chương trình hành động cụ thể, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

Cũng trong năm 2022, các doanh nghiệp sẽ nhận được nguồn hỗ trợ kinh phí chuyển đổi số từ ngân sách. Cụ thể, theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ 50% nếu thuê, mua các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông chứng nhận, công bố.

Trước đó, sau hơn 11 tháng triển khai, SMEdx đã chọn được 23 nền tảng số "made in Vietnam" xuất sắc để công bố, giới thiệu tới các doanh nghiệp qua trang web Smedx.vn. Với đa dạng hình thức tiếp cận, trong năm 2021 đã có hơn 16 ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn sử dụng nền tảng trong chương trình.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Bắc Giang: Chuyển đổi số trong hoạt động của các cấp công đoàn

Quế Chi |

Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 251/KH-LĐLĐ về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.

Quảng Ninh thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong năm 2022

T.Thu |

Trong năm 2022, Quảng Ninh sẽ khẩn trương thực hiện chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực, trong đó một số lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, công nghiệp, du lịch, giao thông vận tải và logistics... cần sớm triển khai và thực hiện chuyển đổi số toàn diện.

Nông dân vào tổ công nghệ, chuyển đổi số đưa đặc sản Lạng Sơn "lên sàn"

Trần Tuấn |

Lạng Sơn - Gần 1.600 tổ công nghệ cộng đồng với các trưởng thôn, trưởng bản làm tổ trưởng đang từng ngày hướng dẫn bà con phát triển kinh tế số. Từ chỗ chưa có khái niệm về thương mại điện tử, nhiều người nông dân ở Lạng Sơn đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng khi đưa đặc sản của quê hương “lên sàn”.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Bắc Giang: Chuyển đổi số trong hoạt động của các cấp công đoàn

Quế Chi |

Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 251/KH-LĐLĐ về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.

Quảng Ninh thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong năm 2022

T.Thu |

Trong năm 2022, Quảng Ninh sẽ khẩn trương thực hiện chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực, trong đó một số lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, công nghiệp, du lịch, giao thông vận tải và logistics... cần sớm triển khai và thực hiện chuyển đổi số toàn diện.

Nông dân vào tổ công nghệ, chuyển đổi số đưa đặc sản Lạng Sơn "lên sàn"

Trần Tuấn |

Lạng Sơn - Gần 1.600 tổ công nghệ cộng đồng với các trưởng thôn, trưởng bản làm tổ trưởng đang từng ngày hướng dẫn bà con phát triển kinh tế số. Từ chỗ chưa có khái niệm về thương mại điện tử, nhiều người nông dân ở Lạng Sơn đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng khi đưa đặc sản của quê hương “lên sàn”.