Hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường: Tầm nhìn từ Bản Tuyên ngôn Độc lập 1945

Vương Trần |

Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam có thể thấy, khát vọng thường trực, cháy bỏng là độc lập, tự do, văn hiến và cường thịnh. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào trên Quảng trường Ba Đình lịch sử vào ngày 2.9.1945 đã mở sang một trang mới cho lịch sử dân tộc, khởi dựng cơ đồ đất nước đến khát vọng trở thành quốc gia - dân tộc hùng cường.

Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng GS.TS Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương - nhân dịp Xuân Tân Sửu.

Khát vọng hùng cường từ văn kiện lịch sử Tuyên ngôn Độc lập

Thưa ông, bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 đã mở ra một bước ngoặt mới cho dân tộc Việt Nam. Ông có thể phân tích khát vọng phát triển đất nước từ bản Tuyên ngôn độc lập này?

- GS Hoàng Chí Bảo: Nói tới khát vọng hùng cường của dân tộc Việt Nam, chúng ta có thể nhận ra từ một văn kiện lịch sử nổi bật của Người. Đó là Bản Tuyên ngôn độc lập mà Người trực tiếp soạn thảo. Văn kiện lịch sử này được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, vào ngày 2.9.1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bản Tuyên ngôn Độc lập được coi như văn kiện lịch sử vô giá, thiên cổ hùng văn, tuyên ngôn lập nước Việt Nam thời hiện đại, kế tục những truyền thống dựng nước, giữ nước của ông cha ta qua các thời đại Đinh, Lý, Trần, Lê…

Bản Tuyên ngôn này có nhiều nét rất đặc sắc. Mở đầu tuyên ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn ra những tư tưởng lớn của cách mạng Mỹ năm 1776, cách mạng Pháp năm 1791, dẫn tới quyền của dân tộc Việt Nam và con người Việt Nam. Người nói rõ: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Tuyên ngôn Độc lập mở ra một bước ngoặt mới của sự phát triển của dân tộc Việt Nam, khẳng định với thế giới cơ sở pháp lý về quyền của dân tộc Việt Nam được hưởng tự do độc lập, đồng thời cũng vạch ra cơ sở thực tế là Việt Nam đã là một nước tự do và độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ nước nào. Bản Tuyên ngôn Độc lập mở ra một trang mới cho lịch sử dân tộc, mở ra chặng đường xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ mới.

Vậy, từ bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1945 cho tới cuộc đời hoạt động của mình, tư tưởng về xây dựng, hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường được thể hiện như thế nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thưa ông?

- GS Hoàng Chí Bảo: Có thể nói, khát vọng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rõ trong việc Người đặt tên Quốc hiệu: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hệ cốt lõi giá trị phát triển đó là: Độc lập, tự do, hạnh phúc. Những giá trị này thể hiện rõ nhất khát vọng Việt Nam. Điều này có kế thừa những điểm hợp lý trong các chủ nghĩa, các học thuyết. Người đề xướng 3 chủ nghĩa: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh là hạnh phúc. Người kế thừa 3 giá trị đó. Và đến nay cũng như mãi mãi sau này, đó vẫn là những giá trị cốt lõi của phát triển, là linh hồn sống động của khát vọng Việt Nam.

Khát vọng hùng cường của dân tộc Việt Nam thể hiện qua tư tưởng, tình cảm và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta còn tìm thấy trong thư Người gửi cho học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới. Năm 1945, trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng tới vấn đề nhân tài, trí thức. Có lẽ, không Chính phủ nào trên thế giới mà người đứng đầu Chính phủ lại có thư gửi cho quốc dân đồng bào, kêu gọi đồng bào giúp đỡ Chính phủ, tìm người hiền tài cho đất nước. Ngày 14.11.1945, hơn hai tháng sau ngày đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong bài viết Nhân tài và kiến quốc, Người đã khẳng định: “Kiến quốc cần có nhân tài”. Đến cuối năm 1946, Người gửi bức thư Tìm người tài đức đăng trên báo Cứu quốc, kêu gọi đồng bào cả nước ở đâu thấy có người tài giỏi thì xin mách bảo với Chính phủ để Chính phủ sử dụng. Trên thực tế, từ việc coi trọng và trọng dụng nhân tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu hút được bao nhiêu tài năng, trí thức lớn, nhân cách lớn làm việc cho Chính phủ, tham gia vào công việc kiến quốc.

Cũng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, khát vọng chỉ là mong muốn thôi, còn thực hiện được phải bằng hành động. Hành động ấy lấy từ sức dân. Đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân, để mưu cầu hạnh phúc cho dân.

Nhân dân sẽ là lực lượng làm cho đất nước hùng cường

Như ông vừa nhắc tới, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò của nhân dân. Vậy, nhân dân chính là lực lượng sẽ làm cho đất nước hùng cường?

- GS Hoàng Chí Bảo: Bài học lấy dân làm gốc là nguyên lý căn bản của cách mạng. Quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định lịch sử, là chủ thể sáng tạo lịch sử, nhân dân là quyết định toàn bộ sự nghiệp của cách mạng. Bác nói: Không có dân thì Đảng và Nhà nước không có lực lượng nhưng không có Đảng thì nhân dân không có người dẫn đường. Quan hệ giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân là quan hệ máu thịt, không tách rời.

Bác nói như một chân lý: Nhân dân giúp đỡ nhiều thì thắng lợi nhiều, nhân dân giúp đỡ ít thì thắng lợi ít, nhân dân giúp đỡ hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn. Cho nên, ta mới hiểu tại sao suốt cả quá trình làm cách mạng đến lúc cuối cùng, Người tin tưởng mãnh liệt ở dân. Người đặt niềm tin, hy vọng vào các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân tài, trí thức, thanh thiếu niên thế hệ trẻ. Người nói, trong nhân dân biết bao tài năng, sáng kiến cho nên phải gần dân để học dân, hỏi dân thì mới lãnh đạo được nhân dân. Người lãnh đạo là người luôn luôn gắn bó mình với dân.

Và như đã trao đổi ở trên, một lần nữa, chúng ta có thể khẳng định, không ai khác, chính nhân dân sẽ là lực lượng làm cho Việt Nam trở nên hùng cường, biến những ước mơ, khát vọng trở thành hiện thực.

Thưa ông, để khơi dậy tinh thần và ý chí, hiện thực hoá khát vọng hùng cường đất nước, cần lưu ý điều gì?

- GS Hoàng Chí Bảo: Muốn thực hiện được khát vọng hùng cường của Việt Nam thì phải gắn với thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh. Để thực hiện được điều này, trước hết đòi hỏi rất cao tinh thần, trách nhiệm của những người lãnh đạo, nhất là người đứng đầu. Cùng với đó là phải nêu cao gương mẫu, tấm gương. Người đã dặn chúng ta là lãnh đạo bằng sự gương mẫu là cách lãnh đạo tốt nhất.

Để thực hiện khát vọng Việt Nam hùng cường, giàu mạnh thì phải bằng gương mẫu của lãnh đạo, trách nhiệm của lãnh đạo, gắn chặt kỷ cương, luật pháp với đạo đức. Nhưng như thế vẫn còn chưa đủ. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải rất chú trọng tầm nhìn xa trông rộng, đặt Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế. Người cho rằng, cần phải đổi mới, phải mở cửa, phải hội nhập, chứ không thể tự khép mình thành ốc đảo cô độc thì không bao giờ phát triển được.

Đảng ta chuẩn bị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Đại hội lần này diễn ra sau khi Bác đã đi xa hơn nửa thế kỷ. Cương lĩnh thời kỳ đổi mới của Đảng cũng tròn 30 năm (Cương lĩnh năm 1991), sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng cũng đã 35 năm (1986). Trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII lần này, đặc biệt nhấn mạnh khát vọng Việt Nam. Đó là khát vọng phát triển. Phát triển nhanh và bền vững. Khát vọng hiện đại hóa đất nước, khát vọng đưa Việt Nam thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Xây dựng xã hội Việt Nam ở giữa thế kỷ 21 này là một xã hội phát triển, một nước phát triển cao có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.

Xin cảm ơn ông!

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Hiện thực hóa khát vọng đưa đất nước hùng cường, thịnh vượng

Xuân Hải - Trần Vương |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiệm vụ hiện thực hóa khát vọng đưa đất nước hùng cường, thịnh vượng trong diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam sáng 26.1, tại Thủ đô Hà Nội.

Ghé thăm ngôi nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập

THANH NGA |

Nằm trong khu phố cổ của thủ đô Hà Nội, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945. Ngôi nhà nay được mở cửa cho khách đến tham quan, tìm hiểu và đã trở thành một di tích lịch sử thiêng liêng.

Việt Nam luôn nuôi dưỡng khát vọng hùng cường

Ánh Linh |

Có rất nhiều cơ sở để tin, Việt Nam năm 2020 với nhiều trọng trách quan trọng trên trường quốc tế đang hướng đến một dân tộc hùng cường và thể hiện rõ vào năm 2045 - kỷ niệm tròn 100 năm Quốc khánh 2.9.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Hiện thực hóa khát vọng đưa đất nước hùng cường, thịnh vượng

Xuân Hải - Trần Vương |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiệm vụ hiện thực hóa khát vọng đưa đất nước hùng cường, thịnh vượng trong diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam sáng 26.1, tại Thủ đô Hà Nội.

Ghé thăm ngôi nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập

THANH NGA |

Nằm trong khu phố cổ của thủ đô Hà Nội, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945. Ngôi nhà nay được mở cửa cho khách đến tham quan, tìm hiểu và đã trở thành một di tích lịch sử thiêng liêng.

Việt Nam luôn nuôi dưỡng khát vọng hùng cường

Ánh Linh |

Có rất nhiều cơ sở để tin, Việt Nam năm 2020 với nhiều trọng trách quan trọng trên trường quốc tế đang hướng đến một dân tộc hùng cường và thể hiện rõ vào năm 2045 - kỷ niệm tròn 100 năm Quốc khánh 2.9.