Hiến kế giúp Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao

HUYÊN NGUYỄN |

“Xác định mô hình tăng trưởng là quan trọng, nhưng định hướng lớn về mặt chính sách, thể chế, tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu mà chúng ta mong muốn còn quan trọng hơn”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại Hội thảo “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045” diễn ra ngày 20.3.

Quyết định thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Hội thảo do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định: “Xác định mô hình tăng trưởng là quan trọng, nhưng định hướng lớn về mặt chính sách, thể chế, tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu mà chúng ta mong muốn còn quan trọng hơn.

Có hai cách để thực hiện chiến lược, một là tiệm tiến, hai là đột phá, nhảy vọt, đi tắt đón đầu. Cách thức chúng ta đi con đường này như thế nào?” - Phó Thủ tướng đặt vấn đề và mong muốn được lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, các cơ quan có uy tín.

Viện trưởng Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Quang Thuấn cho biết kết quả đổi mới mô hình tăng trưởng chưa được như mong muốn, nhiều vấn đề cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng được yêu cầu của Đảng và nhân dân.

Ông Vũ Viết Ngoạn - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết thêm: Giai đoạn 2021 – 2030 là cực kì quan trọng, có tính quyết định đến việc Việt Nam có thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình hay không.

Đây cũng là giai đoạn được xác định là “bứt phá” với tốc độ tăng trưởng GDP dự tính phải đạt 7 – 7,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,3% của giai đoạn 2011 – 2020. Trong giai đoạn này, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao (4.859 USD/người/năm) vào năm 2030 và trở thành nước thu nhập cao (12.642 USD/người/năm) vào năm 2045.

 

Hành trình mới bắt đầu

Giám đốc Ngân hàng Thế giới WB tại Việt Nam Ousmane Dione nhấn mạnh hành trình để Việt Nam trở thành nền kinh tế có thu nhập cao bây giờ mới bắt đầu. Những thành tựu mà Việt Nam đạt được từ hơn 30 năm qua không đảm bảo sẽ thành công trong tương lai. Chính vì vậy, Việt Nam cần thay đổi và đổi mới mô hình tăng trưởng để trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động.

“Để thành công trong tương lai, tôi cho rằng Việt Nam cần chuyển sang tăng trưởng dựa vào tăng năng suất. Đây chính là thách thức mà Việt Nam phải giải quyết. Việt Nam cần phân bổ nguồn lực hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như đổi mới sáng tạo. Cần có một quá trình đổi mới hiệu quả với lộ trình phù hợp trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Bên cạnh đó, điều quan trọng là môi trường kinh doanh thuận lợi giúp các doanh nghiệp có điều kiện tối ưu để đổi mới sáng tạo”, ông Ousmane Dione nói.

Đánh giá cao các ý kiến phát biểu tại Hội thảo, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Nguyễn Xuân Thắng cho rằng thể chế là yếu tố then chốt để vận hành mô hình kinh tế mới phát triển dựa trên ba trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường. Các cơ quan liên quan sẽ tiếp thu đầy đủ và làm sâu hơn các ý kiến góp ý, tận dụng sự đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế để hoàn thiện các giải pháp, định hướng lớn cho tương lai nền kinh tế đất nước.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội sẽ phát triển kinh tế, du lịch nhờ đăng cai F1

ĐĂNG HUỲNH |

Chiều 18.3, trong cuộc gặp gỡ báo chí Việt Nam, ông Jean Todt - Chủ tịch Liên đoàn xe hơi thế giới (FIA) cho rằng việc Hà Nội đăng cai Giải đua ôtô công thức 1 (F1) sẽ mang đến những lợi ích lớn về kinh tế, du lịch.

Phát triển kinh tế tư nhân không đồng nghĩa "xóa sổ" kinh tế nhà nước

Phạm Dung |

Bên cạnh tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển, nhà nước cũng xác định cần phải đổi mới, phát huy doanh nghiệp nhà nước để tận dụng hiệu quả nguồn vốn 1,5 triệu tỉ đồng.

Phát triển mới hơn 13 ngàn đoàn viên khu vực kinh tế ngoài nhà nước

Lục Tùng |

Sau 5 năm phát triển mới được 13.187 đoàn viên (ĐV) - số liệu được BCĐ Xây dựng tổ chức CĐ trong doanh nghiệp (DN) khu vực kinh tế ngoài nhà nước – KVKTNNN - (gọi tắt là BCĐ) tỉnh Kiên Giang công bố tại Hội nghị Tổng kết hoạt động giai đoạn 2013-2018 vào sáng 11.3 tại TP. Rạch Giá.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Hà Nội sẽ phát triển kinh tế, du lịch nhờ đăng cai F1

ĐĂNG HUỲNH |

Chiều 18.3, trong cuộc gặp gỡ báo chí Việt Nam, ông Jean Todt - Chủ tịch Liên đoàn xe hơi thế giới (FIA) cho rằng việc Hà Nội đăng cai Giải đua ôtô công thức 1 (F1) sẽ mang đến những lợi ích lớn về kinh tế, du lịch.

Phát triển kinh tế tư nhân không đồng nghĩa "xóa sổ" kinh tế nhà nước

Phạm Dung |

Bên cạnh tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển, nhà nước cũng xác định cần phải đổi mới, phát huy doanh nghiệp nhà nước để tận dụng hiệu quả nguồn vốn 1,5 triệu tỉ đồng.

Phát triển mới hơn 13 ngàn đoàn viên khu vực kinh tế ngoài nhà nước

Lục Tùng |

Sau 5 năm phát triển mới được 13.187 đoàn viên (ĐV) - số liệu được BCĐ Xây dựng tổ chức CĐ trong doanh nghiệp (DN) khu vực kinh tế ngoài nhà nước – KVKTNNN - (gọi tắt là BCĐ) tỉnh Kiên Giang công bố tại Hội nghị Tổng kết hoạt động giai đoạn 2013-2018 vào sáng 11.3 tại TP. Rạch Giá.