Hết đời cha tới đời con làm giỗ Bác Hồ

Kỳ Quan |

Một cán bộ về hưu đã dành tiền lương hưu của mình để xây cất ngôi nhà thờ cúng và làm giỗ Bác Hồ hằng năm. Khi người cha qua đời, người con tiếp tục việc làm đầy ý nghĩa ấy.

Gác thờ từ trái tim

Về xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, hỏi nhà ông Tám Bình (tên đầy đủ Trần Thanh Bình) thờ cúng Bác Hồ, hầu như ai cũng biết. Một  người còn kể rành rọt: “Ông Tám Bình đã mất vì già yếu, con trai của ông là anh Tám tiếp tục thờ cúng và làm giỗ Bác Hồ hằng năm”. Chúng tôi đã không mấy khó khăn tìm được ngôi nhà được xem bảo tàng nhỏ về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ấp Tân Thiện trên xã cù lao Tân Phong.

Tiếp chúng tôi là anh Trần Văn Tám - con trai của ông Trần Thanh Bình. Anh Tám cho biết, cha của anh đã qua đời hồi đầu năm 2018. Trước khi nhắm mắt, ông dặn dò anh Tám tiếp tục thờ cúng và làm giỗ Bác hằng năm. Theo lời dặn của cha, hơn 2 năm qua, anh Tám tiếp tục bảo quản nguyên trạng ngôi nhà thờ Bác Hồ và bộ sưu tập về Bác mà cha của anh đã dày công gây dựng, sưu tập suốt mấy chục năm trời. Hằng năm, vào đúng ngày 2.9, anh Tám tiếp tục cúng giỗ Bác Hồ, mời bà con tới dự, như cha của anh đã từng làm suốt mấy chục năm.

Như nhiều thanh niên khác trên cù lao Tân Phong, ông Trần Thanh Bình (sinh năm 1924) lên đường đi kháng chiến vào mùa thu 1945 để bảo vệ nền độc lập non trẻ của đất nước. Trải qua 2 cuộc kháng chiến với 4 lần bị thương, bị tù đày, ông luôn kiên trung đi theo con đường của Bác Hồ đã chọn.

Sau ngày thống nhất đất nước, ông công tác ở Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang và về nghỉ hưu năm 1979. Thời ấy việc đi lại khó khăn nên dù rất ao ước được 1 lần đi ra Hà Nội viếng Lăng Bác Hồ, nhưng niềm hạnh phúc đó vẫn chưa đến được với ông Bình. Năm 1989, ông Tám Bình xin lãnh đạo huyện cho ông lập gác thờ Bác Hồ ngay tại nhà để có nơi cho ông và bà con trên cù lao hằng ngày hương khói cho Bác và hằng năm làm giỗ Bác.

Chuyện quá mới, lãnh đạo huyện chưa thể có ý kiến về đề nghị của ông Bình. Chờ hoài không thấy cho phép, ông Bình đem chuyện ấy bàn với các bậc lão nông trong ấp, rồi báo cáo với chính quyền xã, trước khi cùng các cụ phụ lão lập gác thờ Bác Hồ ngay tại nhà mình.

Gác thờ được “khánh thành” đúng ngày 2.9.1990. Ông Tám Bình cùng các cụ cao niên đã tổ chức giỗ Bác trang trọng nhưng gọn nhẹ. Trước hàng trăm bà con trong ấp, ông Tám trịnh trọng đọc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của Bác... Sau đó, mọi người thắp hương trước bàn thờ Bác Hồ, rồi quây quần kể chuyện về đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kể từ đó, cứ đến ngày 2.9, người dân trên cù lao Tân Phong lại tập trung về nhà ông Bình làm giỗ Bác.

Nơi giáo dục tấm gương Bác Hồ

Anh Tám kể, gác thờ Bác Hồ lúc đầu gồm 1 trệt, một gác gỗ, được làm bằng vật liệu chủ yếu là cây nhà lá vườn. Ông Bình thờ cúng Bác Hồ trên gác, dưới tầng trệt làm nơi tiếp khách và trưng bày hình ảnh, hiện vật, sách viết về Bác Hồ.

Năm 2011, căn gác cũ đã xuống cấp, ông Bình cho xây lại ngôi nhà khang trang trị giá hơn 200 triệu đồng từ lương hưu mà ông tích lũy. Ngôi nhà thờ được chia 2 phần: Phần phía trước rộng hơn 60m2 làm nơi thờ Bác Hồ và trưng bày hiện vật, hình ảnh, sách viết về Bác; phần phía sau là nơi ông Bình ở để nhang khói sớm hôm cho Bác Hồ.

Hết lòng ngưỡng mộ Bác Hồ, ông Bình đã bỏ nhiều công sức để sưu tập, tìm hiểu về cuộc đời, tấm gương đạo đức và phong cách của Bác. Khi có điều kiện đi đó đi đây, khi đọc sách báo, thấy có tấm hình nào mới về Bác Hồ, ông đem về “bảo tàng” của mình. Những người bạn là cán bộ ghé thăm ông, những vị khách gần xa đến viếng gác thờ Bác Hồ của ông, con cháu đi đâu xa về, thì món quà mà ông quý nhất là hình ảnh, hiện vật hoặc cuốn sách viết về Bác.

Lâu dần, ông Bình đã sưu tập hàng trăm hình ảnh về Bác Hồ, mấy chục cuốn sách viết về Bác, hàng chục phiên bản tượng bác. Ông còn làm cả mô hình nhà sàn thu nhỏ của Bác… Nhờ vậy, ngôi nhà của ông là nơi các học sinh trên xã cù lao tìm đến để đọc sách về Bác Hồ và nghe “ông Tám” kể chuyện về Bác Hồ. Từ những câu chuyện, tư liệu phong phú về Bác Hồ trong nhà ông Tám Bình, nhiều cháu học sinh nhỏ trên cù lao đã làm bài dự thi tìm hiểu về Bác Hồ đạt kết quả tốt.

Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

Cán bộ công đoàn học Bác bằng những việc làm thiết thực

Cẩm Tú |

Chị Nguyễn Thị Hồng Ngân - Chủ tịch CĐCS xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới (An Giang) - luôn không ngừng vận dụng việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng việc làm thiết thực trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động.

Lựa chọn cán bộ và chữ “Liêm” của Bác

Hoàng Lâm |

Các hoạt động kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đúng vào dịp Đại hội Đảng các cấp tiến đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Trong đó, vấn đề nhân sự và lựa chọn cán bộ là một trong những mối quan tâm lớn của không chỉ các đảng viên mà còn của người dân.

Trong tim người dân Bạc Liêu luôn có Bác

NHẬT HỒ |

Với người dân huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu) ngay ngày thường, tại nơi thờ tự trong gia đình mình đều có ảnh Bác. Trong tim mỗi người dân Bạc Liêu đều có Bác.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Cán bộ công đoàn học Bác bằng những việc làm thiết thực

Cẩm Tú |

Chị Nguyễn Thị Hồng Ngân - Chủ tịch CĐCS xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới (An Giang) - luôn không ngừng vận dụng việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng việc làm thiết thực trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động.

Lựa chọn cán bộ và chữ “Liêm” của Bác

Hoàng Lâm |

Các hoạt động kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đúng vào dịp Đại hội Đảng các cấp tiến đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Trong đó, vấn đề nhân sự và lựa chọn cán bộ là một trong những mối quan tâm lớn của không chỉ các đảng viên mà còn của người dân.

Trong tim người dân Bạc Liêu luôn có Bác

NHẬT HỒ |

Với người dân huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu) ngay ngày thường, tại nơi thờ tự trong gia đình mình đều có ảnh Bác. Trong tim mỗi người dân Bạc Liêu đều có Bác.