Hành vi bạo lực gia đình áp dụng cả với người đã ly hôn, sống như vợ chồng

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) nêu rõ, hành vi bạo lực gia đình được áp dụng đối với người đã ly hôn; người chung sống với nhau như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi.

Nhiều vụ bạo lực liên quan đến thành viên gia đình người đã ly hôn, sống như vợ chồng

Chiều 26.10, tại kỳ họp thứ 4, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Bà Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung quy định giao Chính phủ quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam tại dự thảo Luật.

Có ý kiến đề nghị bỏ đối tượng áp dụng là người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng, người là anh, chị, em của người đã ly hôn.

Cũng có ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng là “người tình” của vợ, chồng đã ly hôn và con riêng của vợ, chồng hoặc của người đang chung sống với nhau như vợ chồng, con riêng của người đã ly hôn.

Thường vụ Quốc hội thấy rằng, trong thực tế có nhiều trường hợp nam, nữ không hoặc chưa kết hôn nhưng vẫn sống với nhau như vợ chồng, hoặc có trường hợp vợ chồng tuy đã ly hôn, mối quan hệ giữa họ không là quan hệ gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình, song là mối quan hệ rất đặc thù, dễ nảy sinh các tương tác, tiếp xúc trong cuộc sống, từ đó gia tăng nguy cơ xảy ra hành vi bạo lực.

Bên cạnh đó, còn có nhiều vụ việc bạo lực gia đình liên quan đến thành viên gia đình của người đã ly hôn hoặc người chung sống với nhau như vợ chồng.

Theo bà Thúy Anh, mọi hành vi bạo lực xuất phát từ mối quan hệ gia đình giữa những đối tượng này và giữa những đối tượng này với người thân của hai bên cũng cần thiết phải áp dụng quy định của luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình; xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình.

Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và bảo đảm tính khả thi, Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo luật và giao Chính phủ quy định chi tiết khoản này để tăng tính chặt chẽ của quy định.

Theo đó, hành vi bạo lực cũng được áp dụng đối với người đã ly hôn; người chung sống với nhau như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị em của người đã ly hôn, của người chung sống với nhau như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh.

Bỏ quy định về thời gian thực hiện công việc phục vụ cộng đồng

Về việc bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng”, có ý kiến đề nghị làm rõ đây là biện pháp “hành động vì lợi ích cộng đồng” hay “lao động công ích”.

Với quan điểm cần phải có biện pháp phù hợp để xử lý các hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn có tính răn đe, giáo dục; nâng cao vai trò của cộng đồng trong xử lý hành vi bạo lực gia đình, Thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc bổ sung một biện pháp mang tính xã hội nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng và theo nhu cầu của cộng đồng là cần thiết, mang tính giáo dục cao.

Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp tiến hành đánh giá tính khả thi của biện pháp này và rà soát tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đồng thời, theo báo cáo nghiên cứu, kết quả tham vấn ý kiến nhóm lãnh đạo, nhóm người dân và nhóm trẻ em tại 5 tỉnh thành cho thấy, đây là biện pháp có tính răn đe, giáo dục cao và có tính khả thi. Biện pháp này tương thích với các điều ước quốc tế, Công ước số 29 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc.

Vì vậy, dự thảo quy định thực hiện công việc phục vụ cộng đồng là tự nguyện. Theo đó, người có hành vi bạo lực gia đình tự nguyện thực hiện công việc phục vụ cộng đồng thì không bị áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.

Dự thảo lần này bỏ quy định về thời gian thực hiện công việc phục vụ cộng đồng mỗi lần không quá 20 giờ và không quá 4 giờ mỗi ngày.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về sửa Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Người gây bạo lực gia đình sẽ phạt lao động công ích: Làm rõ tính khả thi

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung báo cáo đánh giá tác động, tính khả thi của quy định Chủ tịch UBND cấp xã và Tòa án tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc, bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng” đối với người có hành vi gây bạo lực gia đình.

Bổ sung hành vi “gián tiếp” gây ra bạo lực gia đình vào dự án luật

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cơ quan chủ trì cùng cơ quan soạn thảo cần phối hợp để làm rõ hành vi bạo lực gia đình, đảm bảo quyền công dân nhưng tránh bỏ sót hành vi.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về sửa Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Người gây bạo lực gia đình sẽ phạt lao động công ích: Làm rõ tính khả thi

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung báo cáo đánh giá tác động, tính khả thi của quy định Chủ tịch UBND cấp xã và Tòa án tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc, bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng” đối với người có hành vi gây bạo lực gia đình.

Bổ sung hành vi “gián tiếp” gây ra bạo lực gia đình vào dự án luật

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cơ quan chủ trì cùng cơ quan soạn thảo cần phối hợp để làm rõ hành vi bạo lực gia đình, đảm bảo quyền công dân nhưng tránh bỏ sót hành vi.