Hàng loạt bệnh viện thành con nợ sau dịch COVID -19, đưa ra tòa xử chắc thua

Thùy Linh- Ngô Cường |

Vấn đề các cơ sở y tế, bệnh viện vay mượn vật tư, thiết bị y tế trong phòng chống dịch được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Với nhu cầu cấp bách cho công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 các cơ sở y tế có hình thức tạm ứng hoặc vay mượn để đảm bảo nhu cầu chữa bệnh, xét nghiệm. Thế nhưng, sau khi đại dịch kết thúc, không ít cơ sở y tế trở thành "con nợ bất đắc dĩ" vì chưa thể trả nợ cho doanh nghiệp.

Trong các quy định về mua sắm, đấu thầu không có hình thức vay mượn, vay trước, trả tiền sau hoặc vay rồi mới đấu thầu để trả lại. Đặc biệt là trong tình trạng chống dịch COVID-19 nhiều cơ sở y tế còn đi vay cả kit test, khi đã hết dịch rồi thì không thể mua kit test để trả được.

Chủ nợ mòn mỏi chờ, con nợ mòn mỏi đợi hướng dẫn

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông - đoàn Bình Thuận cho biết, trong giai đoạn COVID-19, các đơn vị thực hiện mượn hàng, vật tư y tế, hóa chất sát khuẩn của các nhà cung cấp, doanh nghiệp tư nhân đến nay chưa thanh toán do vướng các thủ tục mua sắm để trả cho nhà cung cấp theo quy định tại Nghị định 98 ngày 8.11.2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

Do đó, cơ quan chức năng cần có hướng dẫn về việc thanh toán nợ cho các đơn vị trong việc thực hiện mua, mượn nợ trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất và sinh phẩm phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Báo cáo với Quốc hội, đại biểu cho biết đối với tỉnh Bình Thuận hiện nay số tiền nợ này là trên 91 tỉ đồng.

Nghị quyết số 99 của Quốc hội về vấn đề giám sát trên đã giao trách nhiệm cho Chính phủ và Bộ Y tế nghiên cứu, có giải pháp và báo cáo cho Quốc hội tại kỳ họp thứ 7. Tuy nhiên, cho đến nay theo phản ánh các địa phương, Chính phủ và Bộ Y tế vẫn chưa có hướng dẫn để tháo gỡ.

"Hiện nay các cơ sở y tế của các địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong vấn đề trả nợ. Theo đó, chủ nợ thì mòn mỏi chờ, mà con nợ thì mòn mỏi đợi hướng dẫn. Tôi đề nghị Chính phủ và Bộ Y tế sớm có hướng giải quyết các vấn đề trên"- đại biểu nói.

Đưa ra tòa xử, bệnh viện chắc chắn thua

Phát biểu tranh luận, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - đoàn Bình Định nói: "Về các khoản nợ của các bệnh viện, cơ sở y tế trong giai đoạn COVID-19 mà chưa trả được, tôi đồng ý đây là một vấn đề nổi cộm không chỉ của tỉnh Bình Thuận mà là của đại đa số các tỉnh thành có đại dịch bùng phát, không chỉ vật tư, thuốc men mà còn cả ô xy, khí nén...".

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định. Ảnh: Văn phòng Quốc hội

Theo đại biểu, nếu đề xuất Bộ Y tế và Chính phủ cho hướng dẫn là chưa đủ, vì Chính phủ chỉ có thể đề ra nguyên tắc chỉ đạo các địa phương thực hiện rà soát nhưng sẽ luôn kèm theo một câu là "phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật" và như vậy thì mọi việc sẽ... đứng nguyên tại chỗ.

"Ngay tại bệnh viện của chúng tôi có những trường hợp tồn đọng, nợ quá lâu mà không có cách nào chi trả được, vì đã quá thời hạn, quá năm tài khóa, thậm chí phải đưa ra tòa do tòa xử và bệnh viện chắc chắn sẽ bị xử thua.

Vì thực sự là mình dùng dụng cụ, đồ đạc của người ta, do đó phải trả tiền nhưng còn phải kèm theo cả lãi suất ngân hàng nữa"- đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nói.

Chính vì vậy ông đề nghị Bộ Y tế cần có văn bản hướng dẫn chi tiết về một số vướng mắc các mặt hàng cụ thể hay sử dụng trong chống dịch, các địa phương cần quyết liệt hỗ trợ ngành y tế bằng các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại sau đại dịch để chúng ta có thể thực sự kết thúc đại dịch, để ngành y tế có thể yên tâm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của người dân.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nói: Đến thời điểm này, Nghị quyết 99 của Quốc hội đã giao cho Chính phủ xây dựng, cố gắng sớm nhất trước ngày 31.12.2024 sẽ giải quyết được vấn đề vay mượn ở các cơ sở y tế.

"Đó là một việc có thể nói rất khó. Đến nay Bộ Y tế đã thống kê của 48 địa phương và 7 bộ, ngành cũng như của các cơ sở y tế thuộc Bộ; hiện nay số vay mượn theo số báo cáo chính thức là 1.693 tỉ, trong đó vay mượn về thuốc men, sinh phẩm khoảng 754 tỉ, về kit test khoảng 939 tỉ"- Bộ trưởng nói.

Hiện nay, Bộ Y tế đang giao cho các đơn vị của Bộ Xây dựng các phương án, lường trước được vấn đề này do chưa có quy định trong luật pháp thì chắc chắn là Chính phủ cũng sẽ phải báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho cơ chế để xử lý, tháo gỡ khó khăn.

Trong Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) cũng có hình thức vay mượn, ứng trước đối với trang thiết bị, vật tư y tế, các đơn vị hiện cũng đang triển khai hướng dẫn để đảm bảo lâu dài.

Thùy Linh- Ngô Cường
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói đã thực hiện lời hứa giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí

Thùy Linh - Phạm Đông |

Tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội ngày 20.11 về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã giải trình, làm rõ một số nội dung được đại biểu Quốc hội nêu.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Giấy chuyển tuyến rất cần thiết

Cường Ngô - Phạm Đông |

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho rằng, giấy chuyển tuyến ghi rõ tình trạng lịch sử điều trị, tóm tắt bệnh án của bệnh nhân, do vậy giấy chuyển tuyến (giấy và điện tử) vẫn rất cần thiết.

Nhiều khoản nợ từ thời điểm dịch COVID-19 bùng phát vẫn chưa thể thanh toán

Cường Ngô - Giang Linh |

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, có thực trạng, trong giai đoạn dịch COVID-19, nhiều đơn vị thực hiện mượn hàng, vật tư y tế hóa chất sát khuẩn của các nhà cung cấp, doanh nghiệp tư nhân, đến nay chưa thanh toán do vướng các thủ tục. Do vậy, cần có giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề này.

Viết về người lao động vất vả nhưng giàu lòng yêu thương để sống tốt đẹp hơn

Huyền Chi |

Đó là chia sẻ của nhà văn Hoàng Việt Hằng tại Họp báo Tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn (ngày 20.11). Theo bà, để viết được tiểu thuyết không phải chỉ cần vốn sống, mà phải đi nhiều hiểu nhiều mới có thể viết được. Viết về công nhân hay công đoàn thì ta vẫn phải viết về phận người.

Hàng loạt biển số tam hoa khủng sẽ có trong phiên đấu giá biển số 22.11

Hải Danh |

Đấu giá biển số đẹp ngày 22.11.2023: Trong ngày 22.11, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) sẽ tổ chức đấu giá 1097 biển số. Trong phiên đấu giá này, xuất hiện hàng loạt các biển số tam hoa, tứ quý siêu khủng như: 47A-589.99; 30K-444.48; 51K-884.44;...

Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình được thăng cấp bậc hàm

Khánh Linh |

Bộ Công an quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thượng tá lên Đại tá cho ông Vũ Cao Sơn - Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình.

Ông Troussier và cơ hội hoàn thiện đội hình trước khi trở lại vòng loại

Minh Thanh |

Tối 21.11, Đội tuyển Việt Nam đã kết thúc đợt FIFA Days tháng 11 - cũng là đợt tập trung cuối cùng trong năm, bằng trận đấu với tuyển Iraq trên sân Mỹ Đình tại vòng loại thứ hai World Cup 2026.

Khó quản lý khi cho thuê căn hộ lưu trú theo giờ

NHÓM PV |

Gần đây, chủ một số căn hộ chung cư trên địa bàn Hà Nội cho khách thuê căn hộ theo giờ hoặc ngắn ngày khá phổ biến. Thay vì kinh doanh lưu trú dưới dạng khách sạn, có biển hiệu và đăng ký, những điểm cho thuê này được đặt trong các tòa nhà, khu dân cư. Loại hình kinh doanh này đang bộc lộ nhiều bất cập.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói đã thực hiện lời hứa giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí

Thùy Linh - Phạm Đông |

Tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội ngày 20.11 về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã giải trình, làm rõ một số nội dung được đại biểu Quốc hội nêu.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Giấy chuyển tuyến rất cần thiết

Cường Ngô - Phạm Đông |

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho rằng, giấy chuyển tuyến ghi rõ tình trạng lịch sử điều trị, tóm tắt bệnh án của bệnh nhân, do vậy giấy chuyển tuyến (giấy và điện tử) vẫn rất cần thiết.

Nhiều khoản nợ từ thời điểm dịch COVID-19 bùng phát vẫn chưa thể thanh toán

Cường Ngô - Giang Linh |

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, có thực trạng, trong giai đoạn dịch COVID-19, nhiều đơn vị thực hiện mượn hàng, vật tư y tế hóa chất sát khuẩn của các nhà cung cấp, doanh nghiệp tư nhân, đến nay chưa thanh toán do vướng các thủ tục. Do vậy, cần có giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề này.