Hải Phòng ra Chỉ thị tập trung đầu tư, phát triển bền vững kinh tế biển

Mai Chi |

Hải Phòng - Cuối tháng 1.2022, ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đã ký ban hành Chỉ thị về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển thành phố năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo chỉ thị này, sau 3 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; 1 năm thực hiện Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của thành phố, Nghị quyết 36-NQ/TW, UBND TP.Hải Phòng yêu cầu các Sở, ngành, địa phương đã nỗ lực, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, bước đầu đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, trước bối cảnh tình hình quốc tế , khu vực và các vấn đề kinh tế - xã hội trong nước có nhiều biến động khó lường, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tình hình biển Đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung cũng như hoạt động của các ngành kinh tế biển TP.Hải Phòng nói riêng. Bên cạnh đó, tồn tại một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến quá trình triển khai Nghị quyết 36 – NQ/TW, Kế hoạch tổng thể còn chậm, điển hình như: Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển còn thiếu và chưa đồng bộ; cơ chế điều phối liên ngành về phát triển bền vững kinh tế biển chưa được vận hành hiệu quả và thông suốt; nguồn lực về con người, tài chính, khoa học – công nghệ để hiện thực hóa các chủ trương, giải pháp, khâu đột phá còn hạn chế; đặc biệt, chưa có hệ thống chỉ tiêu thống kê các ngành kinh tế biển làm cơ sở cho công tác quản lý, điều hành của thành phố và các Sở, ngành…

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng yêu cầu các sở, ngành, các địa phương có biển trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, cần lựa chọn, xác định các Dự án, Đề án cũng như những nhiệm vụ ưu tiên để tập trung đầu tư, tạo động lực thực sự cho phát triển bền vững kinh tế biển. Đẩy mạnh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa hợp tác công - tư nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội vào phát triển kinh tế biển nói chung và kết cấu hạ tầng biển và ven biển nói riêng; Tháo gỡ những các chính sách, quy định đang hạn chế nguồn lực cho phát triển…

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thực hiện nhanh việc chuyển đổi số các ngành kinh tế biển. Các địa phương có biển vừa phát huy nội lực “tự lực, tự cường”, vừa tận dụng “ngoại lực” cho phát triển, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, khuyến khích hình thành, phát triển các công ty đầu tư trong các ngành kinh tế biển, đặc biệt là 6 ngành kinh tế biển được xác định trong Nghị quyết số 36-NQ/TW, đây là những ngành kinh tế trọng điểm, có tiềm năng lợi thế và còn dư địa lớn làm động lực cho phát triển kinh tế xã hội thành phố…

Chỉ thị cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của TP.Hải Phòng phải tăng cường vai trò chỉ đạo thống nhất liên ngành các nội dung liên quan, khắc phục hạn chế điều phối đa ngành trong phát triển bền vững kinh tế biển.

Chỉ thị giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế; phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện lồng ghép nội dung quy hoạch không gian biển vào Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050…

Các Sở, ngành chức năng thành phố chú trọng các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, nghiên cứu các công nghệ, giải pháp, kỹ thuật khai thác hợp lý gắn với bảo vệ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển của thành phố; đề xuất quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu đô thị ven biển, khu đô thị sinh thái ven biển gắn với hình thành các trung tâm kinh tế biển; Đồng thời, bố trí đủ nguồn ngân sách, nhân lực để thực hiện các Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của thành phố. 

Mai Chi
TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng 2 bảo vật quốc gia trong ngôi chùa 500 tuổi ở Hải Phòng

Mai Dung |

Hải Phòng - Chùa Trà Phương (Kiến Thuỵ) là ngôi cổ tự có niên đại hàng thế kỉ, nơi lưu giữ nhiều dấu ấn thời Mạc. Trong đó, đặc biệt là pho tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và bức phù điêu Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Hải Phòng: Dự thảo về nhà tạm cư cho người ở chung cư cũ cần cải tạo

Mai Chi |

Hải Phòng - Tháng 1.2022, UBND TP.Hải Phòng đã có dự thảo quy định việc bồi thường, hỗ trợ, di dời, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời cho người tái định cư khi Hải Phòng thực hiện cải tại, xây dựng lại chung cư cũ.

Hải Phòng tập trung 3 trụ cột phát triển: Công nghiệp, du lịch và cảng biển

Hoàng Hoan (thực hiện) |

Hải Phòng - Mặc dù bị ảnh hưởng chung bởi dịch COVID-19, nhưng năm 2021 vừa qua, Hải Phòng đã vươn lên là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục với các chỉ số như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng thu ngân sách nhà nước, sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư…

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Chiêm ngưỡng 2 bảo vật quốc gia trong ngôi chùa 500 tuổi ở Hải Phòng

Mai Dung |

Hải Phòng - Chùa Trà Phương (Kiến Thuỵ) là ngôi cổ tự có niên đại hàng thế kỉ, nơi lưu giữ nhiều dấu ấn thời Mạc. Trong đó, đặc biệt là pho tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và bức phù điêu Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Hải Phòng: Dự thảo về nhà tạm cư cho người ở chung cư cũ cần cải tạo

Mai Chi |

Hải Phòng - Tháng 1.2022, UBND TP.Hải Phòng đã có dự thảo quy định việc bồi thường, hỗ trợ, di dời, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời cho người tái định cư khi Hải Phòng thực hiện cải tại, xây dựng lại chung cư cũ.

Hải Phòng tập trung 3 trụ cột phát triển: Công nghiệp, du lịch và cảng biển

Hoàng Hoan (thực hiện) |

Hải Phòng - Mặc dù bị ảnh hưởng chung bởi dịch COVID-19, nhưng năm 2021 vừa qua, Hải Phòng đã vươn lên là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục với các chỉ số như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng thu ngân sách nhà nước, sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư…