Hai hình thức vận động bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

Phạm Đông (thực hiện) |

Bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, các ứng cử viên sẽ tiến hành vận động bầu cử và công việc này phải kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Hoà - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - về những nguyên tắc trong việc vận động bầu cử và chương trình hành động của các ứng viên.

Sau hội nghị hiệp thương lần thứ 3, các ứng cử viên sẽ tham gia vận động bầu cử. Hình thức và quy trình thực hiện thế nào, thưa ông?

- Theo quy định hiện nay, có 2 hình thức vận động bầu cử cho người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Một là, gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại các cuộc tiếp xúc ở địa phương nơi ứng cử; hai là, vận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trong cả hai hình thức, người ứng cử đều phải báo cáo với cử tri chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu.

Hiện nay, các địa phương đã tổ chức xong hội nghị hiệp thương lần thứ 3 đối với bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Các tỉnh có trách nhiệm và đã lập xong danh sách các ứng viên đủ tiêu chuẩn gửi về Hội đồng bầu cử quốc gia để lập và đưa vào danh sách chính thức.

Theo dự kiến, đến đầu tháng 5 tới đây, các nơi sẽ tổ chức các hội nghị để các đại biểu sẽ trình bày chương trình hành động. Việc này cũng là một trong những biện pháp, phương pháp vận động trong công tác bầu cử với các ứng viên. Điều này nhằm mục đích cho cử tri và nhân dân hiểu rõ từng người để tín nhiệm bầu cử tiếp theo. Trong bầu cử, trong vận động các ứng cử viên phải bình đẳng chứ không phân biệt người có chức vụ cao hay thấp, người làm doanh nghiệp, người trong hay ngoài Đảng… khi đã lập danh sách chính thức.

Tại Điều 65 và Điều 66 quy định 2 hình thức vận động bầu cử cho người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong đó có gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại các cuộc tiếp xúc ở địa phương nơi mình ứng cử; thứ hai là, vận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu vận động theo hình thức tiếp xúc cử tri thì cử tri và người ứng cử trao đổi ý kiến có tính chất đối thoại theo nguyên tắc dân chủ, thẳng thắn, cởi mở về những vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Hiện nay, số lượng cuộc tiếp xúc cử tri vận động bầu cử của những người ứng cử chưa được quy định cụ thể. Từng địa phương, tỉnh thành sẽ có những cuộc tiếp xúc là cần thiết, hợp lý do có sự khác nhau về phạm vi địa lý khi diện tích đơn vị bầu cử lớn - nhỏ, số lượng cử tri của đơn vị nhiều - ít khác nhau. Tuy nhiên thông thường sẽ có khoảng 8-10 cuộc tiếp xúc.

Trong quá trình vận động bầu cử, không ít ý kiến còn lo ngại tình trạng tranh thủ phiếu bầu không trong sáng. Do đó, làm thế nào để phân biệt được giữa vận động bầu cử một cách trong sáng và không trong sáng, thưa ông?

- Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân các cấp đã quy định cụ thể và rất rõ ràng các hành vi bị cấm như lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử. Đặc biệt, người ứng cử không sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ, tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri. Do đó, trong vấn đề này, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và MTTQ các cấp sẽ có sự giám sát rất kỹ và nhắc nhở cụ thể với từng địa phương, từng đơn vị bầu cử.

Việc người nào đó tặng quà, làm từ thiện, vận động bỏ phiếu cho mình mà không bỏ phiếu cho người khác là không nên và không được phép. Do đó, tuỳ theo từng cử tri để họ nhận thức, có ý thức chọn và bầu ra những đại biểu xứng đáng.

Các ứng viên tham ra ứng cử đều được MTTQ giới thiệu đến một địa điểm nào đó để tiếp xúc cử tri theo một trình tự nào đó. Những ứng viên đều viết và làm một chương trình hành động của mình và trình bày trước cử tri, trước nhân dân. Ví dụ tại điểm này sắp xếp cho ứng viên A trước thì điểm sau sẽ cho ứng viên B trước hoặc xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C. Việc thực hiện như vậy sẽ đảm bảo sự trong sáng, dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật.

Những người có hành vi vận động không trong sáng là những vận động “đêm”, đi vận động riêng biệt. Việc vận động như vậy rất dễ bị phát hiện khi có sự giám sát của người dân, của Mặt trận. Đặc biệt cần ngăn chặn việc đưa quyền lợi vật chất ra để mua phiếu cử tri khi phát tiền để cử tri ủng hộ mình hoặc hứa sẽ xây trường, làm cầu đường. Những gì pháp luật không cấm thì các ứng viên có thể làm, nhưng phải làm đúng thời điểm, hứa vào dịp khác, chứ không phải vào dịp ứng cử. Bởi nếu thực hiện trong thời gian ứng cử sẽ trở thành vận động không trong sáng, gây thiệt thòi cho những cán bộ, công chức đơn thuần. Chính vì vậy, Nhà nước chỉ tạo điều kiện tổ chức hội nghị, còn ai tự gặp gỡ cử tri bên ngoài sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành động của mình.

Để cử tri lựa chọn được người xứng đáng nhất, không để lọt những người không đủ tiêu chuẩn, theo ông hồ sơ về ứng cử viên cần đưa thông tin về tài sản, bằng cấp?

- Để cuộc bầu cử là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ công khai, bình đẳng đúng pháp luật, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Trong đó, người ứng cử ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị đó. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử. Trong hồ sơ ứng viên có nhiều thành phần, trong đó có bản kê khai tài sản, bằng cấp. Khi người nào đã tham gia cấp uỷ, tham gia vào Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội… thì vấn đề bằng cấp, tài sản không còn là quyền riêng tư cá nhân nữa.

Nếu không chấp nhận, mỗi ứng viên hoàn toàn có quyền rút khỏi danh sách ứng cử. Việc công khai sẽ giúp cử tri, nhân dân dễ phát hiện gian lận. Khi công khai tài sản, công khai bằng cấp và công khai các yếu tố về nhân thân sẽ giúp cử tri giám sát, lựa chọn bầu ra những người xứng đáng nhất.

- Xin cảm ơn ông.

Phạm Đông (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Cần Thơ: Kiểm tra những công đoạn cuối cùng trước ngày diễn ra bầu cử

Nhóm PV |

Chiều 20.4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) TP.Cần Thơ tổ chức họp Ủy ban bầu cử lần thứ tư và ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ đã đến kiểm tra, giám sát công tác bầu cử tại quận Bình Thủy.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình kiểm tra công tác bầu cử tại Trà Vinh

TRẦN LƯU |

Chiều 20.4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia - đã đến kiểm tra và giám sát về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kiểm tra công tác bầu cử tại Vĩnh Long

TRẦN LƯU |

Ngày 20.4, tại Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đã đến kiểm tra và giám sát về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Bầu cử Quốc hội: Đảm bảo số lượng, chất lượng nữ đại biểu dân cử

Theo TTXVN |

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh các nữ đại biểu Quốc hội đã có nhiều đóng góp trong hoạt động của Quốc hội, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng cử tri và nhân dân cả nước

Đấu tranh với các âm mưu hoạt động chống phá, bảo đảm cho bầu cử thành công

Phùng Kim Lân - nguyên Phó Tổng Biên tập báo QĐND |

Theo kế hoạch ngày 23.5.2021, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sẽ tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc bầu cử lần này diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng - sự kiện chính trị trọng đại của Đảng ta, nhân dân ta và dân tộc ta vừa thành công rất tốt đẹp. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang sôi nổi hưởng ứng các hoạt động thi đua chào mừng thành công của Đại hội XIII và khẩn trương triển khai các công việc để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Quyền và nghĩa vụ của công dân khi đi bầu cử Quốc hội

NHÓM PV |

Ngày 23.5.2021 tới đây, cả nước sẽ tiến hành đi bầu cử Quốc hội khóa XV. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Luật gia, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM có cuộc trao đổi với Báo Lao Động để làm rõ những quy định về bầu cử Quốc hội, quyền và nghĩa vụ của công dân khi bầu cử Quốc hội.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Cần Thơ: Kiểm tra những công đoạn cuối cùng trước ngày diễn ra bầu cử

Nhóm PV |

Chiều 20.4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) TP.Cần Thơ tổ chức họp Ủy ban bầu cử lần thứ tư và ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ đã đến kiểm tra, giám sát công tác bầu cử tại quận Bình Thủy.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình kiểm tra công tác bầu cử tại Trà Vinh

TRẦN LƯU |

Chiều 20.4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia - đã đến kiểm tra và giám sát về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kiểm tra công tác bầu cử tại Vĩnh Long

TRẦN LƯU |

Ngày 20.4, tại Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đã đến kiểm tra và giám sát về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Bầu cử Quốc hội: Đảm bảo số lượng, chất lượng nữ đại biểu dân cử

Theo TTXVN |

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh các nữ đại biểu Quốc hội đã có nhiều đóng góp trong hoạt động của Quốc hội, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng cử tri và nhân dân cả nước

Đấu tranh với các âm mưu hoạt động chống phá, bảo đảm cho bầu cử thành công

Phùng Kim Lân - nguyên Phó Tổng Biên tập báo QĐND |

Theo kế hoạch ngày 23.5.2021, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sẽ tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc bầu cử lần này diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng - sự kiện chính trị trọng đại của Đảng ta, nhân dân ta và dân tộc ta vừa thành công rất tốt đẹp. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang sôi nổi hưởng ứng các hoạt động thi đua chào mừng thành công của Đại hội XIII và khẩn trương triển khai các công việc để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Quyền và nghĩa vụ của công dân khi đi bầu cử Quốc hội

NHÓM PV |

Ngày 23.5.2021 tới đây, cả nước sẽ tiến hành đi bầu cử Quốc hội khóa XV. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Luật gia, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM có cuộc trao đổi với Báo Lao Động để làm rõ những quy định về bầu cử Quốc hội, quyền và nghĩa vụ của công dân khi bầu cử Quốc hội.