Hà Nội: Phải "Vào vai" người dân mới biết hiệu quả dịch vụ công trực tuyến

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách điều hành UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thường xuyên xuống cơ sở kiểm tra, đóng vai người dân xem có thực hiện được các dịch vụ công trực tuyến không, cán bộ có biết sử dụng máy móc phần mềm không?.

Chiều 13.7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai Đề án 06 của Chính phủ (Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”).

Tại hội nghị, đại diện Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính Văn phòng Chính phủ trực tiếp trả lời các kiến nghị của TP Hà Nội.

Kết luận hội nghị, ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách điều hành UBND TP Hà Nội khẳng định Đề án 06 của Chính phủ không chỉ dừng ở 25 dịch vụ công (DVC) thiết yếu trực tuyến mà còn là 4 mục tiêu lớn cần hướng đến: Chính quyền số, công dân số, chính quyền số, xã hội số.

Theo ông Lê Hồng Sơn, 25 dịch vụ công thiết yếu trực tuyến triển khai tiền đề là để tạo đột phá, cú hích cho cả đề án lớn. Toàn thành phố có hơn 1.800 dịch vụ công, mục tiêu phải phấn đấu đạt 90-95 % thực hiện trực tuyến, giảm thời gian đi lại, chi phí và rất nhiều tiện ích nữa phục vụ người dân tự các dịch vụ công trực tuyến.

Khẳng định 6 tháng qua, việc thực hiện Đề án 06/Chính phủ ở Hà Nội có kết quả đạt được rất đáng ghi nhận, ông Sơn đề nghị cần tích cực hơn và đặt câu hỏi mà các đơn vị phải tự trả lời: “Thực sự người dân đã được hưởng những tiện ích chưa?”

“Trong năm 2022, việc tái cấu trúc các dịch vụ công thiết yếu chạy trên môi trường điện tử phải xong. Các dịch vụ công này chạy thử nghiệm tốt mới áp dụng chính thức để không tạo phiền hà, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp” - ông Lê Hồng Sơn nêu rõ.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Sở TT&TT cần đẩy nhanh tiến độ, kết hợp dịch vụ công trực tuyến với số hóa, chuyển đổi số.

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

“Các nhiệm vụ này đã được yêu cầu, nhắc lại nhiều lần, cần trách nhiệm hơn, đẩy nhanh tốc độ hơn”, ông Sơn nói và lưu ý công tác truyền thông: các đơn vị phải thường xuyên hướng dẫn, vận động, làm sao để người dân và doanh nghiệp thấy được cái “hay”, sự tiện dụng của các dịch vụ công trực tuyến.

Gợi mở thêm việc cần hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trên truyền hình, ông sơn yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thường xuyên xuống cơ sở kiểm tra.

“Các đồng chí phải xuống cơ sở, đóng vai người dân xem có thực hiện được các dịch vụ công trực tuyến không, cán bộ có biết sử dụng máy móc phần mềm không?”, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội chỉ đạo.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Tháng 3.2022, tích hợp đăng ký kết hôn, khai sinh lên cổng dịch vụ công

Vương Trần |

Theo Đề án 06 của Chính phủ, Bộ Tư pháp chủ trì hướng dẫn tái cấu trúc quy trình 3 dịch vụ công là: Đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử, hoàn thành trong tháng 3.2022.

Vì sao người dân chưa mặn mà sử dụng dịch vụ công trực tuyến?

Việt Dũng |

Người dân sử dụng dịch vụ công trong lĩnh vực cư trú, cấp, quản lý căn cước công dân được nhận định chưa tương xứng với tình hình thực tế.

8 nhóm dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp

VƯƠNG TRẦN |

Dịch vụ hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động ngừng việc; đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuế cho doanh nghiệp... là những dịch vụ được triển khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Di cung hoán số của “thầy” bắt ma Cao Anh chỉ là tà thuyết

NHÓM PV |

Trao đổi với Lao Động về các hoạt động thu tiền làm lễ di cung hoán số, trục vong và bắt ma, giải âm binh diễn ra rầm rộ trong suốt thời gian qua tại Linh Quang Điện của người đàn ông tự xưng là “thầy” Cao Anh, thầy Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM - khẳng định: Đây chỉ là tà thuyết.

Giải cứu cháu bé 4 tuổi bị đối tượng đòi nợ dùng xăng khống chế làm con tin

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tối 10.3, Công an tỉnh Đồng Nai đã khống chế thành công đối tượng Ngô Quý Phương (29 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) khi đang giữ một cháu bé và tự đổ xăng vào người đe dọa tự thiêu.

Bình Dương: Tạm giam 2 Phó giám đốc và 2 đăng kiểm viên để điều tra hành vi nhận hối lộ

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đang thực hiện lệnh khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với 2 Phó giám đốc và 2 đăng kiểm viên Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 61-08D, điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Mở visa, tăng chi tiêu của khách quốc tế để du lịch Việt Nam bứt phá

Thanh Chân |

TPHCM - Chính sách visa của Việt Nam đã có nhiều thay đổi kể từ sau dịch COVID-19, tuy nhiên vẫn còn tồn đọng điểm nghẽn, ảnh hưởng đến việc đón khách quốc tế. Bên cạnh đó, ngành du lịch cần tìm giải pháp tăng chi tiêu của khách quốc tế nhằm thúc đẩy du lịch Việt Nam bứt phá.

Dự án Khách sạn 5 sao Mường Thanh Cà Mau có nhiều vi phạm

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chỉ ra việc triển khai thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Tổ hợp Trung tâm Thương mại, Khách sạn 5 sao Mường Thanh Cà Mau, chủ đầu tư và các cơ quan chức năng có nhiều vi phạm.

Tháng 3.2022, tích hợp đăng ký kết hôn, khai sinh lên cổng dịch vụ công

Vương Trần |

Theo Đề án 06 của Chính phủ, Bộ Tư pháp chủ trì hướng dẫn tái cấu trúc quy trình 3 dịch vụ công là: Đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử, hoàn thành trong tháng 3.2022.

Vì sao người dân chưa mặn mà sử dụng dịch vụ công trực tuyến?

Việt Dũng |

Người dân sử dụng dịch vụ công trong lĩnh vực cư trú, cấp, quản lý căn cước công dân được nhận định chưa tương xứng với tình hình thực tế.

8 nhóm dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp

VƯƠNG TRẦN |

Dịch vụ hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động ngừng việc; đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuế cho doanh nghiệp... là những dịch vụ được triển khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.