"Hà Nội là trái tim cả nước, trái tim không khoẻ thì cơ thể không thể khoẻ"

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Sáng 12.6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.

"Tinh thần cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"

Nêu ý kiến thảo luận tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) bày tỏ sự đồng tình với đề xuất như Nghị quyết, bởi trong đó có 7 cơ chế Quốc hội đã thông qua cho TP. Hồ Chí Minh trước đây, chỉ 2 cơ chế khác biệt.

“Hà Nội xin sử dụng kinh phí chi thường xuyên còn dư để đầu tư cho công trình cấp bách, nghĩa là dùng tiền tiết kiệm chi thường xuyên cho chi đầu tư. Đây là chính sách đang khuyến khích thì không lý do gì chúng ta không đồng tình. Hai là cơ chế sử dụng ngân sách TP hỗ trợ địa phương khác trong điều kiện khó khăn - đây là tinh thần “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”, nên cũng không có gì khó khăn” – ông Cường phân tích.

Còn 7 cơ chế còn lại, Quốc hội cũng đã thông qua cho TPHCM và TPHCM đang áp dụng tốt, như xin được tự quyết điều chỉnh phí, lệ phí hoặc thêm phí mới chưa có trong Luật Phí, lệ phí thì có thể tạo ra dịch vụ tốt hơn ở một số khu vực.

PGS.TS Hoàng Văn Cường (ĐBQH đoàn Hà Nội). Ảnh Quochoi.vn
PGS.TS Hoàng Văn Cường (ĐBQH đoàn Hà Nội). Ảnh Quochoi.vn

Hay cơ chế Hà Nội xin được hưởng 50% tiền sử dụng đất với việc chuyển tài sản trên đất, thực chất tiền này dành 70% trang trải cho di dời đầu tư xây dựng, thực hiện chuyển đổi, nên phần còn lại 30%. Việc này thúc đẩy chuyển dịch tài sản đất đai ở nơi không hiệu quả, các đơn vị sử dụng vị trí đặc địa họ sẽ tích cực hơn chuyển đổi, di dời.

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại cho rằng, việc xem xét bổ sung cơ chế chính sách tài chính ngân sách cho phép Hà Nội huy động các nguồn tài chính đầu tư phát triển theo hướng tăng tính chủ động ngân sách cho TP phù hợp với thực tế phát triển.

 Hà Nội, TPHCM như "nhà mặt tiền", có vị trí đẹp

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói thêm: “Có đại biểu cho rằng có địa phương được hưởng nhiều cơ chế đặc thù cho nên chỉ dành cơ chế đặc thù cho tỉnh nghèo, có điều kiện còn nhiều khó khăn để giúp cho các tỉnh đó vươn lên.

Nhưng tôi có ý kiến khác, đúng là địa phương nào cũng có đặc thù nhưng mỗi địa phương có điều kiện khác nhau thì cơ chế cũng có quy định riêng cho các địa phương ấy. Trong thời gian qua, có quá nhiều đặc thù mà ít nhiều cũng gây ra sự hiểu lầm như kiểu đặc quyền đặc lợi. Do đó không nên dùng từ đặc thù trong văn bản này và cân nhắc bỏ từ đặc thù trong dự thảo nghị quyết”.

Nêu ý kiến thảo luận sau đó, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện ví một số thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM là “nhà mặt tiền” của quốc gia, có vị thế, vị trí hơn hẳn các địa phương khác. Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá xã hội và là trái tim cả nước.

“Đã là trái tim thì chấp nhận các dòng máu đỏ, máu nóng, hay máu độc chảy về đây. Chính vì thế cần sự thanh lọc, sự hi sinh, đóng góp của Hà Nội và sự phát triển của Hà Nội. Trái tim không khoẻ thì cơ thể không thể khoẻ", ông Nhưỡng nói.

Ông Nhưỡng cho rằng, trải qua hàng nghìn năm, Hà Nội phát triển và trở thành một trong những TP ấn tượng, TP hòa bình. Đây là công lao của Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước.

Nhấn mạnh về việc tới đây, Hà Nội tăng thêm một số khoản thu, nhất là phí và lệ phí, ông Nhưỡng lo ngại “liệu với cơ chế này, các doanh nghiệp có tiếp tục coi Hà Nội là điểm đến hấp dẫn không, hay sẽ chạy sang các tỉnh lân cận để hưởng các ưu đãi khác tốt hơn?”.

Điều ông băn khoăn là cơ chế nào để phát huy tiềm lực của Hà Nội, của "nhà mặt tiền" mà Hà Nội có. Việc xin cơ chế là đúng, nhưng phải khác với chuyện xin nguồn lực nên cần đánh giá rõ ràng. Do đó, trước hết Hà Nội  cần phát huy vai trò cấp uỷ, chính quyền, lãnh đạo và sự phấn đấu của toàn bộ người dân Thủ đô để phát triển.

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Phí tăng lên, chất lượng dịch vụ phải tương xứng

VƯƠNG TRẦN - HOÀI ANH |

Theo Tờ trình của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hà Nội có đề xuất HĐND thành phố Hà Nội quyết định một số khoản thu phí (ban hành danh mục, tăng mức). Trước đề xuất này, nhiều ý kiến cho rằng, chỉ nên thực hiện việc tăng phí khi cần thiết và đi kèm với đó là tăng chất lượng phục vụ nhân dân.

Nhiều bộ, ngành sau khi xây trụ sở mới vẫn chưa trả trụ sở cũ cho Hà Nội

Vương Trần |

Thực tế nhiều bộ, ngành sau khi xây trụ sở mới thì không bàn giao trụ sở cũ cho TP.Hà Nội.

Thường vụ Quốc hội xem xét một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP.Hà Nội

Vương Trần |

Sáng nay (1.6), tại Phiên họp thứ 45 (đợt 2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UVTVQH) xem xét, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phí tăng lên, chất lượng dịch vụ phải tương xứng

VƯƠNG TRẦN - HOÀI ANH |

Theo Tờ trình của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hà Nội có đề xuất HĐND thành phố Hà Nội quyết định một số khoản thu phí (ban hành danh mục, tăng mức). Trước đề xuất này, nhiều ý kiến cho rằng, chỉ nên thực hiện việc tăng phí khi cần thiết và đi kèm với đó là tăng chất lượng phục vụ nhân dân.

Nhiều bộ, ngành sau khi xây trụ sở mới vẫn chưa trả trụ sở cũ cho Hà Nội

Vương Trần |

Thực tế nhiều bộ, ngành sau khi xây trụ sở mới thì không bàn giao trụ sở cũ cho TP.Hà Nội.

Thường vụ Quốc hội xem xét một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP.Hà Nội

Vương Trần |

Sáng nay (1.6), tại Phiên họp thứ 45 (đợt 2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UVTVQH) xem xét, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội.