Hà Nội được áp dụng ngừng cung cấp điện, nước với công trình vi phạm

Nhóm phóng viên |

Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với một số công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Sáng nay (28.6), với tỉ lệ 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Luật Thủ đô (sửa đổi) xác định, Nhà nước ưu tiên đầu tư, thu hút các nguồn lực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Trong đó, trường hợp ngân sách trung ương tăng thu so với dự toán các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách thành phố Hà Nội, ngân sách trung ương trích 30% của số tăng thu để thưởng cho ngân sách thành phố.

Ngân sách thành phố Hà Nội được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và chi hoạt động kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và phúc lợi xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố.

Thành phố Hà Nội được thí điểm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư vốn vào các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực trọng điểm về khoa học, công nghệ của thành phố nhằm hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thương mại hóa sản phẩm khoa, học công nghệ.

Quỹ đầu tư mạo hiểm được bố trí vốn điều lệ từ ngân sách thành phố, được nhận tài trợ, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn của Quỹ đầu tư mạo hiểm được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, chấp nhận khả năng rủi ro, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí vốn.

Đối với biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, thành phố quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong một số lĩnh vực.

Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với một số công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trước đó, tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu, đề cập đến biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh có vi phạm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, đây biện pháp hành chính do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Điều này xuất phát từ vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của Thủ đô nên cần phải có các yêu cầu cao hơn trong bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nhất là về phòng cháy, chữa cháy, lấn chiếm đất công, xây các công trình trái phép.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, việc dự thảo Luật xác định đây là biện pháp để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012). Luật đã bám sát 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo và 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2025; có 7 quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2025.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội xem xét cho Hà Nội được cắt điện, nước với công trình sai phạm

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc hôm nay, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có nội dung Hà Nội có thể được cắt điện, nước đối với công trình vi phạm.

Hà Nội xây dựng cơ quan phục vụ hành chính công cấp thành phố

Minh Hạnh |

Hà Nội - Ủy ban Nhân dân (UBND) TP Hà Nội triển khai xây dựng Đề án Thành lập Cơ quan phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội là tổ chức hành chính chuyên trách một cấp về cung cấp dịch vụ công.

Hà Nội cần huy động 40 tỉ USD làm đường sắt đô thị

NHÓM PV |

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đường sắt đô thị của Hà Nội hiện nay cần khoảng 40 tỉ USD và thực hiện chỉ trong vòng 10 năm. Vấn đề băn khoăn là cơ chế nào, nguồn lực nào, tổ chức thực hiện như thế nào để làm được điều này.

Sửa Luật Thủ đô, tránh người tài ngồi dưới trướng người kém tài

PHẠM ĐÔNG |

Đề cập nội dung trọng dụng nhân tài tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân lưu ý về cơ hội thăng tiến, tránh người tài ngồi dưới trướng người kém tài. Còn ai lạm dụng quy định để đưa người của mình vào thì kỷ luật cho nghiêm.

Lý giải nguyên nhân tăng lương cơ sở 30% nhưng tăng lương hưu 15%

Nhóm phóng viên |

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong cho biết “các cụ hưu trí cũng hỏi tôi nhiều lắm” khi nhận được câu hỏi vì sao từ 1.7.2024, tăng lương cơ sở 30% nhưng tăng lương hưu 15%.

Bật mí cách chọn ngành học để ra trường có việc làm ngay

Nhóm PV |

Làm thế nào để chọn ngành học phù hợp với bản thân, hợp xu hướng phát triển của xã hội và đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động? Hãy cùng Báo Lao Động tìm hiểu trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 tuần này.

Thị trường chứng khoán cần thời gian để ổn định trở lại

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần lao dốc mạnh với giao dịch tương đối ảm đạm khi thiếu vắng đi chất xúc tác tạo xu hướng.

Sống gần rạch Tham Tướng, người dân Cần Thơ thấp thỏm "đóng cửa, buông rèm" giữa trưa nắng

NGỌC LY |

Sinh sống gần các kênh rạch ô nhiễm tại TP Cần Thơ, nhiều người dân không khỏi ngán ngẩm trước cảnh rác nổi lềnh bềnh, mùi hôi bốc lên, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình, nhất là nguy cơ mắc sốt xuất huyết khi mùa mưa đang đến.