Hà Nội: Công trình văn hóa, thể thao chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, các thiết chế văn hóa vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, xuống cấp cần được đầu tư, cải tạo. Chưa có nhiều các công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của nhân dân.

Sáng 25.4, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tổ chức phiên giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh dự phiên giải trình.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, theo báo cáo của UBND thành phố, đến tháng 3.2022, toàn Thành phố có 30 thiết chế văn hóa, thể thao cấp Thành phố, 57 thiết chế văn hóa thể thao cấp huyện, 136 trung tâm văn hoá, thể thao cấp xã, 4.277 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, tổ dân phố.

Nhiều thiết chế văn hóa đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang, phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho biết, các thiết chế văn hóa vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, xuống cấp cần được đầu tư, cải tạo. Chưa có nhiều các công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của nhân dân.

Việc đầu tư các công trình bằng nguồn vốn ngân sách còn hạn chế. Việc huy động xã hội hóa đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao đạt kết quả chưa cao. Nhiều công trình được đầu tư xây dựng nhưng việc quản lý, khai thác còn nhiều bất cập, chưa phát huy được hiệu quả...

Toàn cảnh phiên giải trình.
Toàn cảnh phiên giải trình.

Ông Tuấn đề nghị đánh giá đúng tình hình, kết quả thực hiện, xác định rõ các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan. Đồng thời đề ra các giải pháp, lộ trình để nâng cao hiệu quả công tác đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố.

Về đối tượng, nội dung, phạm vi giải trình, Thường trực HĐND Thành phố yêu cầu UBND Thành phố, các sở, ban ngành Thành phố, UBND các quận huyện, thị xã và các đơn vị liên quan báo cáo, giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Các thiết chế cụ thể được xác định trong đề cương báo cáo của các cơ quan, đơn vị.

Các đại biểu HĐND Thành phố đặt câu hỏi, nêu vấn đề về những nội dung, lĩnh vực cần quan tâm. Thời gian đặt câu hỏi cho mỗi đại biểu không quá 2 phút.

Người được yêu cầu giải trình, phải trả lời đúng nội dung, đúng trọng tâm, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp, lộ trình và thời gian khắc phục để đại biểu HĐND và cử tri và theo dõi, giám sát. Thời gian giải trình tối đa là 3 phút cho một vấn đề.

Trong phiên họp, các Phó Chủ tịch UBND Thành phố, thành viên UBND Thành phố và các đơn vị liên quan sẽ tham gia giải trình, làm rõ những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm được phân công.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

4 Nghị quyết được Hà Nội thông qua có tác động lớn đến phát triển KT-XH

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, những nghị quyết được thông qua tại kỳ họp lần này là những nội dung rất quan trọng, tác động sâu rộng đến phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô trong thời trước mắt và những năm tiếp theo.

Hà Nội chi hơn 49.000 tỉ đồng thực hiện các dự án trường học, y tế, di tích

Phạm Đông |

Hà Nội - HĐND thành phố quyết nghị cập nhật, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của thành phố đối với kế hoạch 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, tu bổ tôn tạo di tích, tổng kinh phí dự kiến đầu tư là 49.202,8 tỷ đồng thực hiện 1.467 dự án.

Hà Nội thông qua 15 nhóm biện pháp xử lý dự án đất chậm triển khai

Phạm Đông |

Hà Nội - UBND thành phố tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn; tạo môi trường đầu tư, tập trung nguồn lực để phát triển KT-XH Thủ đô. Thiết lập kỷ cương trong quản lý dự án đầu tư, quản lý, sử dụng đất đai.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

4 Nghị quyết được Hà Nội thông qua có tác động lớn đến phát triển KT-XH

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, những nghị quyết được thông qua tại kỳ họp lần này là những nội dung rất quan trọng, tác động sâu rộng đến phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô trong thời trước mắt và những năm tiếp theo.

Hà Nội chi hơn 49.000 tỉ đồng thực hiện các dự án trường học, y tế, di tích

Phạm Đông |

Hà Nội - HĐND thành phố quyết nghị cập nhật, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của thành phố đối với kế hoạch 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, tu bổ tôn tạo di tích, tổng kinh phí dự kiến đầu tư là 49.202,8 tỷ đồng thực hiện 1.467 dự án.

Hà Nội thông qua 15 nhóm biện pháp xử lý dự án đất chậm triển khai

Phạm Đông |

Hà Nội - UBND thành phố tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn; tạo môi trường đầu tư, tập trung nguồn lực để phát triển KT-XH Thủ đô. Thiết lập kỷ cương trong quản lý dự án đầu tư, quản lý, sử dụng đất đai.