Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu

Góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Thế Cường |

Ngày 20.7.2020, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định số 1055/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg. Đây là cơ sở để Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn lực, tăng cường khả năng quản lý, điều phối về tài chính và kỹ thuật, thúc đẩy quá trình tham gia của cộng đồng, khối doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

3 mục tiêu của Kế hoạch

Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Thực hiện quy định tại Điều 7 Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã xây dựng và phê duyệt Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP). Kế hoạch được chuẩn bị và xây dựng công phu trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).

Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì xây dựng Kế hoạch. Kế hoạch đặt ra mục tiêu chung nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch kèm theo 3 mục tiêu cụ thể: Nâng cao hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, trong đó có hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch; Tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái thông qua việc đầu tư cho các hành động thích ứng, khoa học và công nghệ, nâng cao nhận thức để sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu; Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu.

Trong Kế hoạch, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp được đề ra phân theo 3 nhóm tương ứng với 3 mục tiêu cụ thể, tập trung vào 7 nhóm, lĩnh vực: Tăng cường công tác quản lý nhà nước và nguồn lực; Nông nghiệp; Phòng chống thiên tai; Môi trường và đa dạng sinh học; Tài nguyên nước; Cơ sở hạ tầng; Các lĩnh vực khác (sức khoẻ cộng đồng, lao động - xã hội, văn hoá - thể thao - du lịch).

Nhiệm vụ giải pháp ở từng giai đoạn

Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch được phân kỳ theo theo các giai đoạn: 2021 - 2025, 2026 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể:

Giai đoạn 2021 - 2025 tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách về thích ứng với biến đổi khí hậu; chuẩn bị cơ sở pháp lý và điều kiện kỹ thuật nhằm thúc đẩy lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào các chính sách, hệ thống chiến lược, quy hoạch; triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ ưu tiên nhằm nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và những diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết.

Giai đoạn 2026 - 2030 sẽ tăng cường phối hợp, lồng ghép các hoạt động trong triển khai các giải pháp, nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực của các ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh tế, cộng đồng và hệ sinh thái để tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu và sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu. Nâng cao năng lực chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng, khả năng thích ứng của hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học; tăng cường khả năng phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học trước tác động của biến đổi khí hậu. Thúc đẩy các hành động thích ứng mang lại đồng lợi ích trong giảm nhẹ các rủi ro do biến đổi khí hậu và hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.

Giai đoạn sau năm 2030 đến năm 2050 sẽ phát huy kết quả đạt được của giai đoạn 2021 - 2030, tiếp tục tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người, cơ sở hạ tầng và các hệ thống tự nhiên, nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an toàn trước thiên tai. Thực hiện lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu trong tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội nhằm chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện 

Nguồn lực thực hiện Kế hoạch được huy động từ nhiều kênh khác nhau, tuân thủ theo các quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan. Các nguồn tài chính cho các hoạt động thích ứng có thể được huy động từ các kênh gồm: Ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương); hỗ trợ quốc tế; nguồn lực của các doanh nghiệp và đóng góp của cộng đồng.

Trong đó, Nhà nước hằng năm cân đối bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn lực hỗ trợ quốc tế để thực hiện, đặc biệt cho các nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế, chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện các đầu tư cấp bách nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Nguồn lực cho các nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu cần được lồng ghép trong kế hoạch thực hiện hệ thống chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án, dự án của các Bộ, ngành và địa phương.

Bên cạnh đó, có một số kênh hợp tác đa phương hỗ trợ cho các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu có thể tiếp cận, bao gồm: Quỹ Môi trường toàn cầu (Global Environment Fund – GEF); Quỹ thích ứng (Adaptation Fund – AF), Quỹ Khí hậu xanh (Green Climate Fund – GCF và  các nguồn vốn song phương và đa phương khác: Các nhà tài trợ như CHLB Đức, Nhật Bản, Đan Mạch, Úc… là các nhà tài trợ nhiều tiềm năng cho việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

Việt Nam cũng có thể tiếp cận các hỗ trợ kỹ thuật đa phương do các ngân hàng phát triển và các tổ chức của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu cung cấp, cũng như hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ cho các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp cộng đồng, địa phương. Đồng thời, Nhà nước tạo cơ sở pháp lý, áp dụng công cụ kinh tế, thị trường để khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Để thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong Kế hoạch, các Bộ, ngành, địa phương sẽ chủ động xác định nội dung cụ thể, trình duyệt, phê duyệt và bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; tăng cường huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, cộng đồng. Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành khác và địa phương đẩy mạnh vận động các tổ chức quốc tế, các đối tác quốc tế, các nước, đặc biệt là các nước có quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực biến đổi khí hậu tăng cường hỗ trợ thực hiện Kế hoạch theo hướng đi vào chiều sâu.

Thế Cường
TIN LIÊN QUAN

Phó Thủ tướng gửi thông điệp tới Hội nghị An ninh và Khí hậu Berlin 2

|

Ngày 24.6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có thông điệp gửi Hội nghị trực tuyến An ninh và Khí hậu Berlin lần 2.

Hợp tác xã hành động vì biến đổi khí hậu

Minh Phương |

Ngày 4.7.2020, các Hợp tác xã trên toàn thế giới sẽ kỉ niệm Ngày Hợp tác xã Quốc tế lần thứ 98 của Liên minh Hợp tác xã (HTX) quốc tế và lần thứ 26 của Liên Hợp quốc với chủ đề: Hợp tác xã hành động vì biến đổi khí hậu: Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) số 13 về hành động vì biến đổi khí hậu.

Phục hồi xanh để hồi sinh nền kinh tế và giải quyết biến đổi khí hậu

Bảo Châu |

Các chương trình đầu tư công "xanh" quy mô lớn sẽ là giải pháp hiệu quả nhất về chi phí để hồi sinh các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch và giải quyết biến đổi khí hậu.

Việt Nam cán mốc 7 triệu tài khoản chứng khoán: Làm gì để nâng cao chất lượng?

Đức Mạnh |

thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến phức tạp và chịu áp lực lớn từ biến động của thị trường quốc tế, nhưng vẫn được đánh giá là thị trường hấp dẫn so với các thị trường khác trong khu vực.

"Đụng lợn" ăn Tết: Nét đẹp văn hóa làng quê xưa nay

HỮU CHÁNH |

Mỗi độ Tết đến, nhiều gia đình nông thôn lại chung nhau mổ một con lợn, rồi chia phần, dân gian gọi là "đụng lợn". Một tập tục rất thú vị, một nét đẹp trong văn hóa đón Tết vui xuân của người dân làng quê từ xưa tới nay.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Các địa điểm vui chơi thú vị tại TPHCM dịp Tết Quý Mão

Huỳnh Phương |

Để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các khu vui chơi Đầm Sen, Suối Tiên có nhiều ưu đãi và hoạt động xuyên Tết.

Phó Thủ tướng gửi thông điệp tới Hội nghị An ninh và Khí hậu Berlin 2

|

Ngày 24.6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có thông điệp gửi Hội nghị trực tuyến An ninh và Khí hậu Berlin lần 2.

Hợp tác xã hành động vì biến đổi khí hậu

Minh Phương |

Ngày 4.7.2020, các Hợp tác xã trên toàn thế giới sẽ kỉ niệm Ngày Hợp tác xã Quốc tế lần thứ 98 của Liên minh Hợp tác xã (HTX) quốc tế và lần thứ 26 của Liên Hợp quốc với chủ đề: Hợp tác xã hành động vì biến đổi khí hậu: Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) số 13 về hành động vì biến đổi khí hậu.

Phục hồi xanh để hồi sinh nền kinh tế và giải quyết biến đổi khí hậu

Bảo Châu |

Các chương trình đầu tư công "xanh" quy mô lớn sẽ là giải pháp hiệu quả nhất về chi phí để hồi sinh các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch và giải quyết biến đổi khí hậu.