Giới thiệu bầu Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp: Không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn đại biểu

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị 45-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, nhiệm kỳ tới phấn đấu bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội và đạt tỉ lệ đại biểu chuyên trách. Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Phương - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh: “Điều quan trọng hơn là phải bầu được đúng đại biểu, bầu được những người tiêu biểu - đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân”.

Công tác rà soát, giới thiệu phải tiến hành kỹ lưỡng

Chỉ thị 45-CT/TW nêu rõ, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 dự kiến sẽ được tiến hành vào ngày Chủ nhật 23.5.2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chỉ thị của Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác bầu cử, phấn đấu giới thiệu, lựa chọn bầu được những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Phấn đấu bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội và đạt tỉ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách. “Trong đó, bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn” - Chỉ thị của Bộ Chính trị nêu rõ.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Phương - Phó Trưởng đoàn ĐBQH Quảng Bình - cho rằng: ĐBQH, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) là người được nhân dân bầu, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: ‘’Tổng tuyển cử là dịp toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà…’’.

Theo ông Phương, vấn đề tiêu chuẩn ĐBQH, đại biểu HĐND có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ quyết định chất lượng hoạt động của đại biểu mà còn là yếu tố nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, HĐND. Tiêu chuẩn ĐBQH đã được quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội. Các tiêu chuẩn đối với đại biểu HĐND cũng tương đồng như đối với ĐBQH và được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

“Chúng ta phấn đấu bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội và đạt tỉ lệ đại biểu chuyên trách. Nhưng điều quan trọng hơn là phải bầu được đúng đại biểu, bầu được những người tiêu biểu - đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Mặt khác, cần lưu ý tiêu chuẩn để chọn được các đại biểu chuyên trách am hiểu, am tường và xử lý hiệu quả công việc. Nếu vì cơ cấu, vì số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn, chọn cho đủ số lượng thì hoạt động cũng không thực sự hiệu quả lắm. Không vì cơ cấu mà đủ tiêu chuẩn” - ông Phương nói.

Lựa chọn những đại biểu am hiểu công việc, sâu sát nhân dân

Theo ông Phương, thực tế thời gian qua có những người lợi dụng quyền lực để tham nhũng do đó cần phải rà soát kỹ lưỡng các tiêu chuẩn các đại biểu. Công tác quy hoạch, giới thiệu đại biểu cần phải xem xét kỹ vấn đề này. Đầu tiên đó là yếu tố đạo đức. Những đại biểu đại diện cho nhân dân phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền… Đại biểu phải là những người gần dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Tiếp đó, trong việc đánh giá cán bộ cần dựa vào hiệu quả công việc thực tế, dựa vào quá trình công việc. Quá trình thẩm tra, xác minh và hiệp y để giới thiệu đại biểu phải thực hiện hết sức thận trọng, kỹ càng. Phải hết sức thận trọng và tránh những trường hợp vận động phiếu bầu, chạy chọt.

“Công tác lựa chọn đại biểu giới thiệu rất quan trọng. Phải chọn được những người có đủ đức, đủ tài. Đồng thời không được để lọt người có biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống, có biểu hiện chạy chức, chạy quyền, tham nhũng” - ông Phương nói và nhắc tới trách nhiệm của cấp uỷ, hội đồng bầu cử các cấp trong công tác bầu cử này.

Cùng cho ý kiến về việc này, ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, vừa qua Bộ Chính trị đã kịp thời có Chỉ thị 45 để chuẩn bị sớm cho công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ tới. Chúng ta có cơ cấu, số lượng, tỉ lệ đại biểu cho phù hợp nhưng tiêu chuẩn lựa chọn đại biểu là quan trọng nhất. Phải đặt tiêu chuẩn lên hàng đầu để giới thiệu được những người tiêu biểu.

“Ngoài những tiêu chuẩn chung như đã được quy định trong các văn bản pháp luật, ĐBQH, đại biểu HĐND phải là người có sự gần gũi với nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, biết đưa những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân đến quốc hội và cơ quan hữu quan” - ông Tiến nhấn mạnh.

Theo ông, để chọn được đại biểu tiêu biểu thì  phải xem xét phẩm chất đạo đức, tư tưởng, lối sống của những người này. Cùng với đó, cần đánh giá qua quá trình thực tế công tác của họ. Đồng thời phải dựa vào nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức khác để nhân dân lựa chọn, giới thiệu. “Cần phải đặc biệt lưu ý về những trường hợp vận động thiếu lành mạnh, đi cửa sau để được hiệp thương giới thiệu. Thực tế cũng đã cho chúng ta thấy những trường hợp đại biểu không đủ tiêu chuẩn nhưng bằng cách này, cách khác, chạy chọt để có được vị trí đó. Đó cũng là những bài học trong công tác cán bộ cần phải lưu ý và xem xét” - ông Tiến nói.

Điều 22, Luật Tổ chức Quốc hội quy định về Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Bầu đại biểu Quốc hội khoá mới, tránh tình trạng vận động không lành mạnh

Xuân Hải - Vương Trần |

Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII xác định đề nghị quy định rõ việc gì được làm, việc gì không được làm trong vận động bầu cử; tránh tình trạng "vận động" không lành mạnh trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ tới.

Dự kiến thời gian bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân khóa mới

Ái Vân |

Dự kiến, trong điều kiện bình thường, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 sẽ rơi vào giữa tháng 5.2021.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Bầu đại biểu Quốc hội khoá mới, tránh tình trạng vận động không lành mạnh

Xuân Hải - Vương Trần |

Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII xác định đề nghị quy định rõ việc gì được làm, việc gì không được làm trong vận động bầu cử; tránh tình trạng "vận động" không lành mạnh trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ tới.

Dự kiến thời gian bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân khóa mới

Ái Vân |

Dự kiến, trong điều kiện bình thường, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 sẽ rơi vào giữa tháng 5.2021.