Giới chuyên gia nêu chiến lược chống dịch mới tiến tới chung sống an toàn

Vương Trần |

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nâng cao năng lực của hệ thống y tế về truyền nhiễm và xây dựng chiến lược phòng thủ y tế trong tình hình mới theo hướng chung sống lâu dài với đại dịch COVID-19.

Điều chỉnh chiến lược linh hoạt trong phòng, chống dịch bệnh

Ngày 15.9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực y tế về những đề xuất, giải pháp cho chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Theo GS.TS. Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, dịch bệnh COVID-19 sẽ kéo dài với khả năng đột biến, lây nhiễm mạnh của virus SARS-CoV-2. Thời gian qua, số lượng bệnh nhân COVID-19 tăng rất nhanh trong cùng một thời điểm đã gây quá tải cho hệ thống y tế, bộc lộ yếu kém về khả năng hồi sức cấp cứu, thiếu phương tiện vận chuyển, thiếu máy thở, oxy…

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh Đình Nam
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh Đình Nam

Từ thực tế này, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng cần điều chỉnh về chiến lược phòng, chống dịch bệnh giai đoạn mới theo hướng tăng cường khả năng đáp ứng của hệ thống y tế, bao gồm xét nghiệm trọng điểm, điều trị hiệu quả, triển khai tiêm vaccine, “tinh thần là dịch đến đâu xử lý gọn đến đấy”…

Cụ thể, những tỉnh đang kiểm soát được dịch bệnh sẽ tiếp tục nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện sớm, truy vết khoanh vùng, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả. Những địa phương bị dịch nhiễm sâu và nặng như TPHCM, một phần của Bình Dương, Đồng Nai, Long An phải có những biện pháp chống dịch đặc biệt như những nơi bị lây nhiễm nặng nhất trên thế giới, tương tự như các nước phát triển.

Theo đó, tập trung kiểm soát nguồn lây để kéo giảm số ca mắc mới, giảm nhanh số ca tử vong, đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19; sau đó dần nới lỏng các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo trạng thái bình thường mới sau khi tiêm vaccine đạt được miễn dịch cộng đồng; kiểm soát chặt người ra, vào, không để dịch lây lan ra các địa phương khác.

Các chuyên gia, nhà khoa học nhấn mạnh trong chiến lược mới phòng, chống COVID-19, vẫn phải tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp 5K; có những điều chỉnh tích cực để hình thành các mô hình chung sống an toàn (sinh hoạt an toàn, giáo dục an toàn, đi lại an toàn, sản xuất an toàn…); thực hiện giãn cách xã hội thực chất khi cần thiết để làm chậm chuỗi lây nhiễm…

Chiến lược phòng, chống dịch giai đoạn mới cũng phải có các biện pháp, quy định cụ thể để bảo đảm an sinh xã hội, an toàn, an ninh trật tự cho người dân khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Tiến tới chung sống an toàn với virus SARS-CoV-2

Để tiến tới chung sống an toàn với virus SARS-CoV-2, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng phải tiêm vaccine phòng COVID-19 cơ bản 100% đối tượng theo quy định của Bộ Y tế để đạt miễn dịch cộng đồng sớm nhất.

Tăng cường năng lực đáp ứng y tế theo phương châm “4 tại chỗ” như: Năng lực xét nghiệm trọng tâm, trọng điểm gắn với điều tra dịch tễ; các khu cách ly, thu dung phân loại ban đầu; năng lực điều trị tại bệnh viện, tại nhà, từ sớm…

GS.TS Đỗ Tất Cường, Phó Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu, chống độc Việt Nam phát biểu. Ảnh Đình Nam
GS.TS Đỗ Tất Cường, Phó Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu, chống độc Việt Nam phát biểu. Ảnh Đình Nam

Các ý kiến thống nhất với dân số 100 triệu người, Việt Nam phải tự chủ được cơ bản về các công nghệ liên quan đến xét nghiệm, thuốc điều trị, vaccine, trang thiết bị, máy móc điều trị, hệ thống oxy… Bên cạnh đó, các bộ ngành, cơ quan Trung ương cần chuẩn bị lực lượng cơ động về xét nghiệm, điều trị, nhân lực… sẵn sàng chi viện cho các địa phương tùy diễn biến dịch bệnh.

Liên quan tới công tác điều trị, GS.TS. Đỗ Tất Cường, Phó Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu, chống độc Việt Nam đề nghị tăng cường năng lực điều trị ngay từ những tầng dưới, phát huy tối đa mạng lưới y tế cơ sở, giảm tỉ lệ diễn biến nặng phải chuyển lên các tầng cao hơn.

Đồng tình với quan điểm này, Trung tướng, GS.TS. Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y; PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng từ những bài học kinh nghiệm trong thời gian qua, tới đây công tác điều trị sẽ phải theo hướng giảm số ca chuyển nặng, giảm tử vong cũng như tối ưu hoá nguồn lực y tế hiện có.

Tại cuộc họp, các chuyên gia, nhà khoa học cũng đề xuất cần có cơ chế huy động nguồn lực y tế tư nhân tham gia vào điều trị bệnh nhân COVID-19 cũng như công tác phòng, chống dịch tại cơ sở, nhất là hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất an toàn.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Đắk Lắk xử lý người đăng thông tin thất thiệt CSGT chết vì mắc COVID-19

BẢO TRUNG |

Chiều 15.9, Công an thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk) đang truy tìm chủ tài khoản Facebook có tên "Đắk Lắk 24h" vì đăng tải thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.

Hôm nay (15.9) Việt Nam thêm 10.585 ca COVID-19 mới, 14.189 ca khỏi bệnh

Thùy Linh |

Tối 15.9, Bộ Y tế cho biết từ 17h ngày 14.9 đến 17h ngày 15.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.585 ca nhiễm mới. Hôm nay, 14.189 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. 

Trao túi an sinh cho người dân có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 15.9, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã thăm, tặng quà và kiểm tra việc triển khai chương trình “Trao túi an sinh – gửi niềm tin chống dịch” cho người dân có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn xã Vĩnh Tân và thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).

Khó khăn đổi tiền mới, lì xì online lên ngôi

Nhóm PV |

Thay vì mừng tuổi với những phong bao lì xì đỏ như mọi năm, thì năm nay, xu hướng lì xì online lại lên ngôi. Quả thật, với sự phát triển của công nghệ, việc lì xì ngày càng trở nên dễ dàng hơn dù chúng ta cách xa nhau hàng nghìn cây số.

Trí thức trẻ Việt Nam ở nước ngoài: Dù ở đâu cũng luôn hướng về đất nước

Vương Trần |

Dù ở xa quê hương, làm việc ở nhiều nơi trên thế giới song những trí thức trẻ vẫn luôn một lòng hướng về quê hương, đất nước qua những hoạt động của mình. Tết đến, xuân về, những người con xa quê lại thổn thức hương vị Tết quê.

Dàn sao Việt check in tại đường hoa Nguyễn Huệ ngày đầu khai mạc

Di PY |

Ngày 19.1, Đường hoa tết Nguyễn Huệ chính thức khai mạc với hàng ngàn chậu hoa kiểng cùng những chú mèo đáng yêu chào đón du khách. Dàn sao Việt như Trần Mỹ Ngọc, Đoàn Minh Tài, Khắc Minh... đã tranh thủ đến check in, lưu giữ ảnh kỷ niệm.

Interactive: Bạn có phải fan cứng của Táo Quân suốt 20 năm?

Nhóm PV |

Táo Quân được nhiều khán giả coi là chương trình không thể thiếu mỗi đêm giao thừa. Trước khi Táo Quân 2023 lên sóng vào đêm 30 Tết, hãy cùng điểm lại một vài điều thú vị trong suốt 20 năm lên sóng của Táo Quân. Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Những địa điểm tâm linh cầu an đầu năm mới

Hải Nguyễn |

Vào dịp năm mới, người dân đi lễ chùa cầu an cho gia đình, người thân gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hoá của người Việt. Ở Hà Nội những nơi như chùa Hương, chùa Trấn Quốc, Quán Sứ, phủ Tây Hồ luôn tấp nập du khách viếng thăm dịp đầu năm.

Đắk Lắk xử lý người đăng thông tin thất thiệt CSGT chết vì mắc COVID-19

BẢO TRUNG |

Chiều 15.9, Công an thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk) đang truy tìm chủ tài khoản Facebook có tên "Đắk Lắk 24h" vì đăng tải thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.

Hôm nay (15.9) Việt Nam thêm 10.585 ca COVID-19 mới, 14.189 ca khỏi bệnh

Thùy Linh |

Tối 15.9, Bộ Y tế cho biết từ 17h ngày 14.9 đến 17h ngày 15.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.585 ca nhiễm mới. Hôm nay, 14.189 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. 

Trao túi an sinh cho người dân có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 15.9, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã thăm, tặng quà và kiểm tra việc triển khai chương trình “Trao túi an sinh – gửi niềm tin chống dịch” cho người dân có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn xã Vĩnh Tân và thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).