Giao dịch không tiếp xúc sẽ cắt giảm được vấn đề tiêu cực cho doanh nghiệp

Phạm Đông - Kim Anh |

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị các cơ quan liên quan đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Bởi việc giao dịch không tiếp xúc sẽ cắt giảm được vấn đề tiêu cực, thời gian cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đề nghị giảm thanh tra, kiểm tra chồng chéo

Sáng 17.3, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tổ chức Họp báo công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020 (APCI 2020).

Tại cuộc họp báo, các cơ quan báo chí đặt câu hỏi về việc cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, bao gồm chi phí chính thức và không chính thức. Trong đó, chi phí không chính thức làm cho môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh, kém cạnh tranh. Việc doanh nghiệp thấy bất an vì việc thanh tra, kiểm tra vẫn còn nhiều, còn sự chồng chéo.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phản ánh mất nhiều thời gian, chi phí để thực hiện thủ tục hải quan trong nhóm giao dịch thương mại qua biên giới.

Trả lời các câu hỏi này, ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính cho biết, chi phí không chính thức là những chi phí phát sinh ngoài chi phí chính thức. Việc này do con người thực thi, nếu chuyển sang môi trường điện tử, không có sự tiếp xúc thì chi phí này sẽ không có.

Về việc thanh tra, kiểm tra, ông Phan nêu quan điểm cần có sự phối hợp đồng bộ để thực hiện. Cần xây dựng đầu mối, kế hoạch kiểm tra chung thì sẽ không có sự chồng chéo, còn nếu không thì khi các sở, ngành đi kiểm tra sẽ có chồng chéo. Bởi khi kiểm tra sẽ có thời gian tiếp xúc, phải giải trình, cung cấp các giấy tờ liên quan.

Liên quan đến giao dịch thương mại qua biên giới, ông Phan cho biết, nhóm thủ tục này liên quan đến nhiều khâu khác và nhiều cơ quan khác nhau, Hải quan chỉ là một khâu trong đó. Các công đoạn khác sẽ chuyển từ tiền kiểm và hậu kiểm. Công tác hậu kiểm thực sự có ý nghĩa trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Kim Anh
Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Kim Anh

Ông Đàm Mạnh Hiếu – Phó Chánh văn phòng Tổng cục Hải quan cho biết, giao dịch thương mại qua biên giới năm 2020 so với 2019 giảm 7,4 điểm theo các chỉ số chi phí về thời gian, chi phí trực tiếp. Liên quan đến giao dịch thương mại qua biên giới, so với các chỉ số năm 2019 thì giảm 8%.

Theo ông Hiếu, chỉ số này giảm là do liên quan đến các bộ ngành liên quan; các chi phí liên quan đến cơ sở hạ tầng, bến bãi, giao thông, ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa phát triển kịp với mức độ gia tăng của lưu lượng hàng hoá xuất khẩu. Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, tính kết nối còn hạn chế, thiếu các trung tâm logistics cấp quốc gia, quốc tế tại các khu vực trọng điểm.

Ông Hiếu cho biết, để tiếp tục cải thiện các chỉ số này, trong những năm tới đây, Tổng cục Hải quan sẽ không ngừng nỗ lực để thực hiện các cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Nếu các đề án cải cách được thực thi theo hướng hiện đại hoá, thời gian cho các doanh nghiệp liên quan đến các thủ tục kiểm tra chuyên ngành giảm tối thiểu 2 ngày cho 1 lô hàng.

Ông Đàm Mạnh Hiếu thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: K.A
Ông Đàm Mạnh Hiếu thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: K.A

Không để xảy ra tiêu cực, thủ tục phát sinh cho doanh nghiệp

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu các câu hỏi trong cuộc họp. Bởi khi cải cách thì Bộ Tài chính là đơn vị chỉ đạo, tuy nhiên cơ quan Thuế đã có những cải cách hết sức hiệu quả, doanh nghiệp không cần đến cơ quan Thuế để kê khai thuế, không cần đến kho bạc nộp thuế. Còn Hải quan cũng cải cách nhưng kết quả chỉ số đánh giá lại thụt điểm, doanh nghiệp cho rằng cải cách hải quan chưa thực chất; chi phí thời gian thực hiện vẫn cao.

Theo ông Mai Tiến Dũng, nước ta có khoảng 12 triệu hồ sơ xuất nhập khẩu 1 năm. Cải cách chuyên ngành hiện nay đang được thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ và cắt gọn nhiều khâu. Về vấn đề cải cách của Hải quan, với những lô hàng về thủ tục yêu cầu phải thực hiện vấn đề điện tử. Điều này tránh việc ứ đọng, công nghệ, việc liên quan đến đường truyền và thủ tục.

Khi áp dụng, doanh nghiệp không cần mang thủ tục giấy đến cơ quan Hải quan. Điều này tránh việc khi doanh nghiệp đến vẫn mang thủ tục đến. Khi giao dịch không tiếp xúc sẽ cắt giảm được vấn đề tiêu cực, bởi khi mang hồ sơ đến thì đằng sau hồ sơ sẽ có vấn đề. Đây là vấn đề cần được nói, thông tin công khai.

"Cần kết nối từ cơ quan Hải quan đến cơ quan thông quan, cơ quan vận tải của Bộ Giao thông. Cần chuyển điện tử, kết nối điện tử để tránh doanh nghiệp phải đi lại nhiều. Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Tuy nhiên nếu hậu kiểm làm không tốt thì doanh nghiệp sẽ lo lắng hơn tiền kiểm. Doanh nghiệp rất cần tiền kiểm phải cắt giảm, khi chuyển sang hậu kiểm cũng phải rõ ràng, minh bạch" - ông Dũng nhấn mạnh.

Ông Dũng đề nghị đại diện Tổng cục Hải quan cần kiểm tra kỹ vẫn đề này. Kết quả cần phải đạt hiệu quả cho doanh nghiệp, không phát sinh thủ tục gì, như vậy mới là cắt giảm chi phí.

Phạm Đông - Kim Anh
TIN LIÊN QUAN

APCI 2020 là nền hành chính lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Phạm Đông - Kim Anh |

Sáng 17.3, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (Hội đồng tư vấn cải cách TTHC) tổ chức Họp báo công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020 (APCI 2020).

APCI2020: Vì một nền hành chính minh bạch, không “chi phí gầm bàn"

Vũ Long |

Báo cáo Chỉ số đánh giá Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2020 (APCI 2020) phản ánh nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.

Tài khoản tiện ích hỗ trợ vận hành doanh nghiệp hiệu quả

Thu Na |

Tài khoản doanh nghiệp không phải là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy sử dụng tài khoản mang đến cho các chủ doanh nghiệp vô vàn lợi ích, từ lợi ích về mặt tài chính đến các tiện ích tối ưu trong quản lý dòng tiền.

Hai lần giảm 50% phí trước bạ, doanh số ôtô tăng trưởng ngoạn mục

Anh Tuấn |

Chính phủ giao Bộ Tài chính, Công Thương nghiên cứu ưu đãi phí trước bạ và gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô lắp ráp trong nước. Trước đó cũng đã có 2 đợt giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất trong nước.

Quảng Trị: Vỉa hè vừa làm xong đã bị đào lên để thi công công trình khác

HƯNG THƠ |

Vỉa hè vừa được cải tạo bằng cách lát gạch terrazzo mấy tháng thì đơn vị khác lại đào lên để thi công công trình mới. Chứng kiến sự lãng phí, người dân dọc một số tuyến đường ở Quảng Trị rất bức xúc.

Hà Nội sẽ kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND thành phố

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Tại kỳ họp, HĐND thành phố sẽ thực hiện việc kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND thành phố và Ủy viên UBND thành phố theo quy định để đảm bảo bộ máy, hoạt động của UBND thành phố thông suốt, hiệu quả.

Dễ mất kiểm soát việc lắp đặt thang máy gia đình

THU GIANG - NGUYỄN THUÝ |

Những năm gần đây, xu hướng cải tạo nhà, lắp đặt thang máy riêng đang nở rộ tại các quận, huyện nội thành Hà Nội. Khi quỹ đất đô thị ngày càng khan hiếm, nhu cầu xây dựng và lắp đặt thang máy nhà cao tầng càng trở nên phổ biến, nhiều hộ dân sẵn sàng chi hàng trăm, thậm chí cả tỉ đồng để sử dụng tiện ích này phục vụ cho nhu cầu đi lại.

Trang thiết bị y tế sẽ cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong vòng 3-6 tháng tới

Thùy Linh |

Đại diện Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế khẳng định về cơ bản trong vòng 3- 6 tháng tới nhịp độ cung cấp trang thiết bị y tế cho nhu cầu của các cơ sở y tế sẽ cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

APCI 2020 là nền hành chính lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Phạm Đông - Kim Anh |

Sáng 17.3, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (Hội đồng tư vấn cải cách TTHC) tổ chức Họp báo công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020 (APCI 2020).

APCI2020: Vì một nền hành chính minh bạch, không “chi phí gầm bàn"

Vũ Long |

Báo cáo Chỉ số đánh giá Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2020 (APCI 2020) phản ánh nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.

Tài khoản tiện ích hỗ trợ vận hành doanh nghiệp hiệu quả

Thu Na |

Tài khoản doanh nghiệp không phải là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy sử dụng tài khoản mang đến cho các chủ doanh nghiệp vô vàn lợi ích, từ lợi ích về mặt tài chính đến các tiện ích tối ưu trong quản lý dòng tiền.