Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những đóng góp của Hà Nội

HẠNH LƯƠNG-ANH THƯ |

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Báo Lao Động có cuộc phỏng vấn Đại tá Trần Nam Chuân-nguyên cán bộ Viện Chiến lược Quốc phòng (Bộ Quốc phòng).

Thưa Đại tá, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, hậu phương miền Bắc và Thủ đô Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng như thế nào trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Nội nói riêng và hậu phương lớn miền Bắc nói chung, không chỉ chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, mà còn “chia lửa” với miền Nam ruột thịt. Đây là nhân tố quan trọng quyết định đối với sự phát triển của cách mạng cả nước và sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vậy xin ông có thể chia sẻ cụ thể những đóng góp, chi viện của Hà Nội cho giải phóng miền Nam ra sao?

- Như chúng ta đã biết, từ tháng 4.1966, quân và dân Hà Nội ở trong tình thế trực tiếp chiến đấu chống máy bay Mỹ leo thang ra đánh phá miền Bắc nước ta.

Ngày 17.7.1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bước vào cuộc chiến đấu với tinh thần “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Với khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, Thủ đô Hà Nội đã cùng hậu phương lớn miền Bắc tích cực chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam.

Phát huy truyền thống “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” hàng vạn thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Cụ thể, trong 10 năm từ 1965 - 1975, với 29 đợt động viên tuyển quân, Hà Nội đã có hơn 89.000 thanh niên lên đường chiến đấu; đã tổ chức huấn luyện đưa 42 tiểu đoàn quân tăng cường cho chiến trường miền Nam. Nhiều nhà máy, xí nghiệp cử cán bộ, gửi máy móc, phương tiện kỹ thuật, trang bị đưa vào chiến trường.

Để cứu vãn thất bại ở miền Nam, tháng 4.1972, Mỹ đã huy động một lực lượng không quân, hải quân lớn tập trung đánh phá hậu phương miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội.

Theo các nhà sử học quân sự Mỹ, trong 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội, Mỹ đã tiến hành một cuộc ném bom rải thảm mà sự tàn phá lớn hơn sự tàn phá của các cuộc ném bom trong suốt cả cuộc chiến tranh từ trước cho đến lúc bấy giờ. Song, Hà Nội vẫn hiên ngang và bình tĩnh đánh trả từng đợt bom B-52 của kẻ thù và đã giành thắng lợi trong Chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên phủ trên không” tháng 12.1972.

Đây là nhân tố quyết định góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử làm tiền đề để đi đến thắng lợi trọn vẹn của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước năm 1975.

Đã 45 năm trôi qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, bài học về sự phát huy sức mạnh hậu phương mang giá trị và ý nghĩa như thế nào trong những chiến thắng vẻ vang của dân tộc thưa ông?

- Hậu phương và tiền tuyến có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Hậu phương mạnh thì tiền tuyến mạnh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, hậu phương miền Bắc và Thủ đô Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng. Hà Nội nói riêng và hậu phương lớn miền Bắc nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng cả nước và sự nghiệp thống nhất đất nước.

45 năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, nhưng bài học về phát huy sức mạnh hậu phương vẫn còn nguyên giá trị.

Cùng với hậu phương lớn miền Bắc sôi nổi thi đua, đẩy mạnh sản xuất, không tiếc sức người sức của chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thủ đô Hà Nội tự hào đã nỗ lực, tất cả vì đồng bào miền Nam ruột thịt; tự hào đã góp phần quan trọng trong chiến thắng vĩ đại Mùa xuân năm 1975. Và hôm nay, Thủ đô anh hùng vẫn vẹn nguyên tinh thần ấy với phương châm: Hà Nội sẵn sàng vì cả nước.

Xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ ông!


HẠNH LƯƠNG-ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Nghỉ lễ 30.4: Bảo tàng, di tích ở TPHCM mở cửa trở lại

Đình Trường |

Sau thời gian tạm ngừng hoạt động để cách ly xã hội, các bảo tàng, di tích lịch sử trên địa bàn TPHCM đã chính thức mở cửa trở lại, đón khách tham quan vào dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5.

TP Hồ Chí Minh: 45 năm, hành trình đến một đô thị thông minh, đáng sống

bảo chương |

Sau 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay trở thành một thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực phía Nam và cả nước, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của đất nước và là một thành phố thực sự đáng sống.

TPHCM: Truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 45 năm Ngày thống nhất đất nước

MINH QUÂN |

Sáng ngày 30.4, Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ truyền hình trực tuyến tại Hội trường Thống Nhất.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nghỉ lễ 30.4: Bảo tàng, di tích ở TPHCM mở cửa trở lại

Đình Trường |

Sau thời gian tạm ngừng hoạt động để cách ly xã hội, các bảo tàng, di tích lịch sử trên địa bàn TPHCM đã chính thức mở cửa trở lại, đón khách tham quan vào dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5.

TP Hồ Chí Minh: 45 năm, hành trình đến một đô thị thông minh, đáng sống

bảo chương |

Sau 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay trở thành một thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực phía Nam và cả nước, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của đất nước và là một thành phố thực sự đáng sống.

TPHCM: Truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 45 năm Ngày thống nhất đất nước

MINH QUÂN |

Sáng ngày 30.4, Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ truyền hình trực tuyến tại Hội trường Thống Nhất.