Giải pháp nào chữa bệnh "sợ sai", không để thiếu thuốc, thiết bị y tế?

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng, hoạt động mua sắm thuốc men, vật tư sinh phẩm y tế đang bị đứt gãy nghiêm trọng vì các nhà thầu rất dè dặt. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế thì thiệt thòi lớn nhất chính là người bệnh.

Thiệt thòi lớn nhất chính là người bệnh

Như Lao Động đã phản ánh, thời gian qua, nhiều bệnh viện trên phạm vi cả nước đang có tình trạng thiếu vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm.

Đặc biệt là thiếu thuốc men, thậm chí “đắp chiếu” cả máy móc thiết bị. Trong đó, có cả tình trạng nhiều loại thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả nhưng bệnh nhân phải mua bên ngoài do bên trong bệnh viện thiếu thuốc.

Một trong những nguyên nhân được Bộ Y tế chỉ ra đó là do tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ được thanh tra, kiểm tra. Do vậy không dám làm, không dám đấu thầu, mua sắm của một số địa phương và đơn vị.

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM), nếu ví von rằng, hệ thống y tế đang mắc phải căn bệnh “thập tử nhất sinh” thì bên cạnh các bộ phận “hoại tử” phải loại bỏ, cũng phải giữ cho thể trạng sống của cả hệ thống. Còn nếu để cả hệ thống "chết" thì người bệnh chính là người phải trả giá đầu tiên.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM). Ảnh: T.Vương
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM). Ảnh: T.Vương

Nhấn mạnh, không “bênh vực cho hành vi sai trái”, song bà Phương Lan đặt vấn đề: "Tại sao bây giờ lại bị nhiều vi phạm như vậy và làm như thế nào để chấm dứt tình trạng này trong thời gian tới? Phải làm sao để người ta không thể sai, không dám sai như vậy? Chúng ta phải nhìn tận gốc của vấn đề".

Bà Phong Lan phân tích nhiều bất cập nên có tình trạng cán bộ "sợ sai" dẫn tới thiếu thuốc, trang thiết bị y tế trong đó có cơ chế đấu thầu thuốc.

“Đấu thầu về thuốc bao nhiêu năm nói mãi rồi, chúng ta vẫn theo cơ chế “càng rẻ càng tốt” và năm sau phải rẻ hơn năm trước. Thậm chí, có những trường hợp đấu thầu, trúng thầu, chọn giá rẻ nhất rồi nhưng sau đó vài tháng, một địa phương khác trúng thầu với giá thấp hơn lại phải áp theo giá đó. Đây là một cơ chế bất cập. Trong khi đó, mục tiêu cao nhất của đấu thầu là để cho người bệnh có thuốc, trang thiết bị đảm bảo chất lượng với giá hợp lý nhất” - đại biểu Lan nói.

GS.TS Nguyễn Anh Trí - Đại biểu Quốc hội khoá XV (đoàn Hà Nội) - cho rằng, hoạt động mua sắm thuốc men, vật tư sinh phẩm đang bị đứt gãy nghiêm trọng vì các nhà thầu rất dè dặt cung cấp, vì các công ty tư vấn thẩm định hoặc tan vỡ hoặc tạm nghỉ.

Mặt khác, việc phê duyệt của các cơ quan quản lý như Sở Y tế, Bộ Y tế đang bị “đình đốn” vì họ còn phải "bận" làm những việc quan trọng hơn, “sinh tử” với chính họ hơn như giải trình phục vụ cho công tác thanh tra, điều tra và thế là hoạt động khám, chữa bệnh đã bị ảnh hưởng rất lớn. 

“Thiệt thòi lớn nhất đã xảy ra cho chính người bệnh, cho chính người dân. Cán bộ y tế chúng tôi đang nhìn thấy và rất đau lòng về điều đó. Cán bộ y tế muốn làm nhưng vì thiếu một hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp nên không thể làm được” - đại biểu Trí nhấn mạnh.

Giải pháp nào cho ngành y?

Về giải pháp trong thời gian tới liên quan tới ngành y, đại biểu Trí cho rằng, cần tập trung nguồn lực để giải quyết những vấn đề cấp bách của y tế như về nhân lực, nhân sự, cơ chế bảo vệ, đảm bảo quyền lợi hợp lý cho cán bộ y tế và các biện pháp ngăn chặn tiêu cực trong ngành y. Đặc biệt hơn cả là hoàn thiện thể chế đồng bộ những vấn đề về pháp lý trong ngành Y tế.

GS.TS Nguyễn Anh Trí (Đại biểu Quốc hội đoàn TP.Hà Nội)
GS.TS Nguyễn Anh Trí (Đại biểu Quốc hội đoàn TP.Hà Nội).

Ông Trí cho rằng, trước mắt cần triển khai cho được những nội dung của Nghị quyết 30, Nghị quyết 43 của Quốc hội, Nghị quyết 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để mua sắm, để chống dịch, để khám bệnh, chữa bệnh và cũng để soi xét những vấn đề sai phạm cho thấu lý đạt tình.

Tiếp đó, phải ưu tiên sửa đổi các văn bản pháp lý bao gồm Luật Khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Phòng, chống dịch và cả những luật khác có liên quan như về giá, Luật Đấu thầu, mua sắm, Luật Tài sản công. Kể cả những nghị định, thông tư có liên quan, đặc biệt những vấn đề như xã hội hóa, tự chủ bệnh viện.

Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, giải pháp trong thời gian tới đó là cần khẩn trương nghiên cứu chế độ đãi ngộ cho nhân viên y tế một cách thỏa đáng. Thứ hai về chính sách, phải khẩn cấp xem lại những quy định về đấu thầu, về mua sắm trang thiết bị khi các bệnh viện đều gặp 3 vấn đề cung ứng, điều trị và dự phòng thiếu thốn.

Theo Bộ Y tế, một số địa phương giao cho các đơn vị chủ động tự đấu thầu, thay vì đấu thầu tập trung như trước, nhưng các đơn vị vẫn tỏ ra lúng túng hoặc e ngại trong tổ chức thực hiện. Một số doanh nghiệp, nhà cung cấp cũng e ngại trong việc cung ứng hàng hóa cho các đơn vị công do liên quan đến giá chưa hợp lý, thủ tục đấu thầu, thủ tục thanh toán phức tạp, khó khăn.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Bộ Y tế chỉ ra 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Thùy Linh |

Bộ Y tế đã chính thức lên tiếng về tình hình thiếu thuốc, thiếu vật tư ở nhiều cơ sở hiện nay, đặc biệt là thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả nhưng người dân lại phải mua ngoài.

Bệnh viện thiếu thuốc, "đắp chiếu" thiết bị: Không để tê liệt cả hệ thống y tế

Nhóm PV |

Nhiều bệnh viện trên phạm vi cả nước đang có tình trạng thiếu vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm, đặc biệt là thiếu thuốc men, thậm chí “đắp chiếu” cả máy móc thiết bị. Nếu cứ để tình trạng này tái diễn và ngày càng nặng thêm, hệ thống y tế sẽ tê liệt. Đối tượng gánh chịu hậu quả chính là người bệnh.

Hàng loạt bệnh viện thiếu thuốc, bệnh nhân "chịu trận"

Nhóm PV |

"Cơn khát" thuốc điều trị tại nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương là những tồn tại bất hợp lý mà bệnh nhân phải âm thầm, "cắn răng" chịu đựng, trong khi họ đang ngày đêm chiến đấu với bệnh tật.

Bất ngờ với khoản doanh thu tượng trưng tại Linh Quang Điện

NHÓM PV |

Sau 3 năm thành lập, Công ty Cổ phần Linh Quang Điện của người tự xưng mình là thầy Cao Anh đã tăng vốn từ 2,5 tỉ đồng lên 99 tỉ đồng, đi kèm với đó là sự tăng trưởng ấn tượng của tài sản. Thế nhưng, doanh thu trong năm 2020 tại doanh nghiệp chỉ khoảng 500 triệu đồng và hơn 1 tỉ đồng năm 2021.

Tin tức 24h: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh vào cuối tuần

Thế Kỷ |

Tin tức 24h: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh vào cuối tuần; Xử lý người chuyển tiếp cuộc gọi đòi nợ đến đường dây nóng Bộ Công an; "Siêu lừa gặp siêu lầy" đạt top 1 doanh thu với hơn 360.000 vé bán ra...

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo khẩn sau vụ 2 cô giáo đánh trẻ 17 tháng tử vong

Vân Trang |

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội đề nghị địa phương tăng cường quản lý giáo dục trên địa bàn, đặc biệt đối với giáo dục mầm non ngoài công lập sau vụ 2 cô giáo đánh bé trai 17 tháng tử vong.

Cảnh báo khẩn về nạn lừa đảo phụ huynh chuyển tiền gấp vì con bị cấp cứu

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Chỉ vài ngày qua, nhiều phụ huynh tại TPHCM đã chuyển hàng trăm triệu đồng cho những đối tượng lừa đảo với cùng 1 chiêu thức con đi cấp cứu, cần chuyển tiền gấp.

Dự kiến chi hơn 256 tỉ đồng bảo tồn, tôn tạo di tích nhà tù Côn Đảo

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Chiều 6.3, Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã biểu quyết thống nhất thông qua Tờ trình Dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích Nhà tù Côn Đảo.

Bộ Y tế chỉ ra 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Thùy Linh |

Bộ Y tế đã chính thức lên tiếng về tình hình thiếu thuốc, thiếu vật tư ở nhiều cơ sở hiện nay, đặc biệt là thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả nhưng người dân lại phải mua ngoài.

Bệnh viện thiếu thuốc, "đắp chiếu" thiết bị: Không để tê liệt cả hệ thống y tế

Nhóm PV |

Nhiều bệnh viện trên phạm vi cả nước đang có tình trạng thiếu vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm, đặc biệt là thiếu thuốc men, thậm chí “đắp chiếu” cả máy móc thiết bị. Nếu cứ để tình trạng này tái diễn và ngày càng nặng thêm, hệ thống y tế sẽ tê liệt. Đối tượng gánh chịu hậu quả chính là người bệnh.

Hàng loạt bệnh viện thiếu thuốc, bệnh nhân "chịu trận"

Nhóm PV |

"Cơn khát" thuốc điều trị tại nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương là những tồn tại bất hợp lý mà bệnh nhân phải âm thầm, "cắn răng" chịu đựng, trong khi họ đang ngày đêm chiến đấu với bệnh tật.