Ghé thăm ngôi nhà lưu giữ kỷ vật về Bác Hồ năm 1945

Phạm Đông - Lan Nhi |

Ngôi nhà của cụ Nguyễn Thị An (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) là nơi ở đầu tiên đón Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội để chuẩn bị cho Lễ Tuyên ngôn Độc lập năm 1945.

Được xây dựng từ năm 1929, căn nhà của cụ Nguyễn Thị An là cơ sở Cách mạng trong thời kỳ năm 1941 - 1945, tại làng Phú Gia (nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Nơi đây còn được biết đến là địa điểm đầu tiên đón Bác Hồ cùng đoàn cán bộ nghỉ ngơi và làm việc sau khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23 - 25.8.1945.

Trải qua bao biến cố lịch sử, đến nay căn nhà cổ vẫn được các thế hệ trong gia đình gìn giữ, duy tu từng món đồ, kỉ vật mang hình bóng của Bác. Từ cổng vào nhà, nền gạch lát ở sân đến các hiện vật quan trọng như chiếc sập gỗ, chiếc trường kỷ nơi Bác làm việc và nghỉ ngơi, chiếc phản mà đồng chí tháp tùng theo cạnh Bác (tức đồng chí Trần Đăng Ninh)... đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

75 năm về trước, Bác Hồ cùng các đồng chí trong đoàn Thường vụ Trung ương Đảng đã nghỉ ngơi và làm việc tại căn nhà này sau khi trở về từ chiến khu Việt Bắc, chuẩn bị cho ngày Quốc khánh 2.9.1945. Đây cũng là cơ sở cách mạng từng nuôi dưỡng và bảo vệ nhiều đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng. Ảnh: Lan Nhi.
75 năm về trước, Bác Hồ cùng các đồng chí trong đoàn Thường vụ Trung ương Đảng đã nghỉ ngơi và làm việc tại căn nhà sau khi trở về từ chiến khu Việt Bắc, chuẩn bị cho ngày Quốc khánh 2.9.1945. Đây cũng là cơ sở cách mạng từng nuôi dưỡng và bảo vệ nhiều đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng. Ảnh: Lan Nhi
Ngôi nhà gồm 3 gian, gian chính giữa có đặt ảnh của Bác Hồ cùng dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”, thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính.
Ngôi nhà gồm 3 gian, gian chính giữa có đặt ảnh của Bác Hồ cùng dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”, thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính.
Hai phòng nhỏ bên cạnh dùng để trưng bày những tư liệu, hiện vật trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người.
Hai phòng nhỏ bên cạnh dùng để trưng bày những tư liệu, hiện vật trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người.
Hai phòng nhỏ bên cạnh dùng để trưng bày những tư liệu, hiện vật trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người.
Những tư liệu, sách vở, các bài báo viết về Bác, viết về ngôi nhà trong 20 năm qua được ông Công Ngọc Dũng (cháu nội của cụ Nguyễn Thị An) cất công sưu tầm, lưu giữ cẩn thận trong tủ kính.
Những tư liệu, sách vở, các bài báo viết về Bác, viết về ngôi nhà trong 20 năm qua được ông Công Ngọc Dũng (cháu nội của cụ Nguyễn Thị An) cất công sưu tầm, lưu giữ cẩn thận.
Ông Công Ngọc Dũng (sinh năm 1962, trông coi nhà lưu niệm Bác Hồ) cho biết: “Tôi  luôn cảm thấy may mắn khi được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Được tiếp quản, trông coi ngôi nhà lưu niệm mà cách nay 75 năm Bác Hồ đã đến và làm việc, chuẩn bị cho Lễ Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một niềm vinh sự, tự hào rất lớn của gia đình”.
Ông Công Ngọc Dũng (sinh năm 1962, trông coi nhà lưu niệm Bác Hồ) cho biết:“Tôi luôn cảm thấy may mắn khi được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Được tiếp quản, trông coi ngôi nhà lưu niệm mà cách nay 75 năm Bác Hồ đã đến và làm việc, chuẩn bị cho Lễ Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một niềm vinh sự, tự hào rất lớn của gia đình”.
Chiếc sập gỗ nơi Bác Hồ từng nghỉ ngơi tại gia đình.
Chiếc sập gỗ nơi Bác Hồ từng nghỉ ngơi tại gia đình.
Chiếc thau Bác Hồ cùng các đồng chí từng dùng để rửa mặt được gia đình lưu giữ như kỷ vật quý giá.
Chiếc thau Bác Hồ cùng các đồng chí từng dùng để rửa mặt được gia đình lưu giữ như kỷ vật quý giá.
Máy đánh chữ Bác Hồ mang từ Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội.
Máy đánh chữ Bác Hồ mang từ Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội.
Bể nước ở góc sân Bác Hồ đã từng sử dụng đến nay vẫn còn nguyên vẹn.
Bể nước ở góc sân Bác Hồ đã từng sử dụng đến nay vẫn còn nguyên vẹn.
Hàng chục năm qua, nhiều thế hệ trong gia đình ông Dũng vẫn thay nhau gìn giữ ngôi nhà lưu niệm về Bác.
Hàng chục năm qua, nhiều thế hệ trong gia đình ông Dũng vẫn thay nhau gìn giữ ngôi nhà lưu niệm về Bác.
Đến nay, ngôi nhà lưu niệm đã trở thành di tích cách mạng, vinh dự được trao Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp Thành phố năm 2019.
Đến nay, ngôi nhà lưu niệm đã trở thành di tích cách mạng, vinh dự được trao Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp Thành phố năm 2019.
Phạm Đông - Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Trang hồi ký xúc động của người phụ nữ kéo cờ ngày Lễ Quốc khánh năm 1945

Vương Trần |

GS Lê Thi - người phụ nữ vinh dự kéo lá cờ Tổ quốc ngày Lễ Quốc khánh năm 1945 đã lưu lại những dòng ký ức thiêng liêng về ngày lễ trọng đại của dân tộc. 

Ký ức người cựu đội trưởng từng tham gia bảo vệ Lễ đài Độc lập năm 1945

Lan Nhi - Phạm Đông |

Trong ký ức của người cựu Đội trưởng Đội Công an Phạm Gia Đốc, ngày 2.9.1945 là một mốc son đặc biệt. Đó là những giây phút hạnh phúc nhất đời ông, khi được nhận nhiệm vụ bảo vệ Lễ đài Độc lập năm 1945.

Tượng đài Bác Hồ giữa lòng dân xứ Nghệ

Thuận Thắng |

Cách đây gần 20 năm, lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh tại TP. Vinh (Nghệ An) trở thành niềm vui chung của nhân dân trong tỉnh, thỏa lòng mong mỏi của mọi người.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Trang hồi ký xúc động của người phụ nữ kéo cờ ngày Lễ Quốc khánh năm 1945

Vương Trần |

GS Lê Thi - người phụ nữ vinh dự kéo lá cờ Tổ quốc ngày Lễ Quốc khánh năm 1945 đã lưu lại những dòng ký ức thiêng liêng về ngày lễ trọng đại của dân tộc. 

Ký ức người cựu đội trưởng từng tham gia bảo vệ Lễ đài Độc lập năm 1945

Lan Nhi - Phạm Đông |

Trong ký ức của người cựu Đội trưởng Đội Công an Phạm Gia Đốc, ngày 2.9.1945 là một mốc son đặc biệt. Đó là những giây phút hạnh phúc nhất đời ông, khi được nhận nhiệm vụ bảo vệ Lễ đài Độc lập năm 1945.

Tượng đài Bác Hồ giữa lòng dân xứ Nghệ

Thuận Thắng |

Cách đây gần 20 năm, lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh tại TP. Vinh (Nghệ An) trở thành niềm vui chung của nhân dân trong tỉnh, thỏa lòng mong mỏi của mọi người.