Đua nhau đi học lấy văn bằng, chứng chỉ không hợp lý cũng là lãng phí

VƯƠNG TRẦN |

Dẫn chứng các ví dụ về lãng phí, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) nêu vấn đề văn bằng, chứng chỉ không hợp lý gây ra việc "đua" nhau đi học. Nhiều khi không biết học để làm gì cũng cứ học, vì thấy người bên cạnh học, người trong cơ quan học thì mình học.

Sáng nay (26.7), Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019 và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.

Thảo luận ở hội trường về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng, lãng phí còn đáng bị lên án, phê phán nghiêm trị hơn tham nhũng vì lãng phí là mất. Chống lãng phí không phải đợi để bắt, xét xử, cho vào tù đối tượng gây lãng phí, mà trước hết phải là thực hành tiết kiệm, ngăn chặn việc gây lãng phí.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội). Ảnh QH
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội). Ảnh: QH

Dẫn chứng các ví dụ về lãng phí, đại biểu đoàn Hà Nội nêu vấn đề văn bằng, chứng chỉ không hợp lý gây ra việc "đua" nhau đi học. Nhiều khi không biết học để làm gì cũng cứ học, vì thấy người bên cạnh học, người trong cơ quan học thì mình học.

Hay như việc tổ chức làm đường, nhất là làm đường ở các thành phố lớn nằm trong nội đô. Đơn vị thực hiện có thể đo đếm được sắt thép, kinh phí đầu tư là bao nhiêu nhưng không đo đếm được, làm chậm trễ vài ngày, vài tuần, vài tháng thì có thể làm hàng vạn người chậm trễ đi 5 - 10 phút buổi sáng giờ làm việc thì đã vô cùng lãng phí.

"Đây là điểm không đo đếm được và thực tế lại rất phổ biến ở Việt Nam" - đại biểu Trí nói.

Cùng phát biểu về nội dung này, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cũng cho rằng, lãng phí khiến cử tri bức xúc là lãng phí trong đầu tư công. Khi công trình chậm tiến độ vốn huy động vẫn phải trả lãi, kéo theo các lãng phí khác có liên quan. Bên cạnh đó, có dự án đầu tư xong không hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, nhiều con đường đào lên lấp xuống nhiều lần cũng gây lãng phí không nhỏ.

Một trong những lãng phí gây bức xúc trong nhân dân là lãng phí trong sử dụng tài sản công, trụ sở làm việc. Nhiều cơ quan có trụ sở nằm trên “đất vàng” nhưng sử dụng không hiệu quả. Có cơ quan đã xây dựng nơi mới nhưng không trả trụ sở cũ gây lãng phí tài nguyên.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) phát biểu. Ảnh QH
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) phát biểu. Ảnh QH

Về lãng phí trong sử dụng cán bộ, theo Đại biểu Cường, báo cáo đã nêu rõ về cải cách bộ máy. Song trong lực lượng còn lại có bao nhiêu phần trăm cán bộ công chức làm việc có hiệu quả? Do đó, cần có tiêu chuẩn cán bộ phải thực hiện thế nào để tránh lãng phí. Hiện có quy định cán bộ phải có các chứng chỉ loại chứng chỉ để chuẩn bị bổ nhiệm, gây lãng phí trong đào tạo.

Còn theo đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn Hà Nội), cần đánh giá mức độ thực hành tiết kiệm chống lãng phí và dự báo trong năm tiếp theo bởi có đánh giá, dự bảo đúng tình hình mới có cơ sở để tập trung, khai thác các nguồn lực trong thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Đại biểu này cũng đề nghị bổ sung thêm 2 hạn chế trong thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đó là: Lãng phí diễn ra trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, cần đánh giá thêm cơ cấu lãng phí trong từng lĩnh vực để có giải pháp đặc thù.

Bên cạnh đó, cần nêu rõ tỉ lệ thu hồi tài sản do thất thoát lãng phí. Theo báo cáo, tỉ lệ này tuy có chuyển biến tích cực nhưng còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của Nhà nước, nhân dân. Chống lãng phí so với chống tham nhũng còn kém hơn nhiều.

“Trong các vụ án, việc người phạm tội bỏ trốn gây khó khăn cho giải quyết vụ án, dẫn đến tài sản thất thoát do phạm tội không được thu hồi như vụ đối tượng Bùi Quang Huy - Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường”, đại biểu Hà nêu ví dụ.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Lấy kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí bổ nhiệm cán bộ

Đặng Chung |

Đưa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Xót xa khu tái định cư bỏ hoang lãng phí trong khi nhiều người thiếu nhà ở

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều khu chung cư nhà ở xã hội và tái định cư nằm ở những khu vực đắc địa tại Hà Nội đã được xây dựng xong từ lâu nhưng tới nay vẫn đang bị bỏ hoang. Vì không đưa vào sử dụng khiến rác thải, cỏ dại bủa vây xung quanh các tòa nhà này.

Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ: Xóa hình thức, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc cho công chức

Phạm Đông |

Bộ Nội vụ vừa có báo cáo đề xuất với Thủ tướng Chính phủ bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Trước đề xuất này, nhiều chuyên gia đã bày tỏ sự ủng hộ và cho rằng, để loại bỏ yêu cầu công chức, viên chức phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, các cơ quan phải xây dựng tiêu chí, yêu cầu cụ thể về trình độ, năng lực ngoại ngữ, tin học sát với từng vị trí, việc làm của công chức, viên chức.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Lấy kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí bổ nhiệm cán bộ

Đặng Chung |

Đưa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Xót xa khu tái định cư bỏ hoang lãng phí trong khi nhiều người thiếu nhà ở

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều khu chung cư nhà ở xã hội và tái định cư nằm ở những khu vực đắc địa tại Hà Nội đã được xây dựng xong từ lâu nhưng tới nay vẫn đang bị bỏ hoang. Vì không đưa vào sử dụng khiến rác thải, cỏ dại bủa vây xung quanh các tòa nhà này.

Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ: Xóa hình thức, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc cho công chức

Phạm Đông |

Bộ Nội vụ vừa có báo cáo đề xuất với Thủ tướng Chính phủ bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Trước đề xuất này, nhiều chuyên gia đã bày tỏ sự ủng hộ và cho rằng, để loại bỏ yêu cầu công chức, viên chức phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, các cơ quan phải xây dựng tiêu chí, yêu cầu cụ thể về trình độ, năng lực ngoại ngữ, tin học sát với từng vị trí, việc làm của công chức, viên chức.