Dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới

Vương Trần - Phạm Đông |

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo tình trạng dư nợ trên GDP của Việt Nam.

Một năm đầy khó khăn, thách thức

Sáng nay (1.11), báo cáo, giải trình một số vấn đề kinh tế - xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, việc điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2023 tiếp tục là một năm đầy khó khăn, thách thức.

Điều này diễn ra khi kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, thách thức nhiều hơn dự báo, hết khó khăn này thì lại đến khó khăn khác. Trong nước thì những khó khăn nội tại của nền kinh tế cũng chưa thể xử lý trong một thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như: kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giảm mặt bằng lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Cũng như đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng trong mọi tình huống.

“Trước khó khăn trên, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đồng bộ các giải pháp và công cụ chính sách tiền tệ với thời điểm và liều lượng hợp lý để đóng góp vào thành công chung của nền kinh tế. Đó là kiểm soát lạm phát hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế”, Thống đốc cho biết.

Toàn cảnh phiên thảo luận của Quốc hội ngày 1.11. Ảnh: VPQH
Toàn cảnh phiên thảo luận của Quốc hội ngày 1.11. Ảnh: VPQH

Theo đó, khi Ngân hàng Nhà nước thiết kế các chính sách điều hành tiền tệ sẽ phải ứng phó với những diễn biến cấp bách trước mắt nhưng cũng phải thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp căn cơ về trung và dài hạn. Có như vậy mới hướng đến để đảm bảo cân đối vĩ mô một cách bền vững.

Ngân hàng thế giới cảnh báo

Về điều hành tín dụng, tiếp cận tín dụng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, đây là một vấn đề mà các đại biểu quan tâm nhiều nhất. Bởi vì nội tại của nền kinh tế, nhu cầu đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào vốn tín dụng của ngân hàng. Hiện dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam đã ở trong các nước cao nhất thế giới và Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo.

Theo thống kê, năm 2015, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam là 89,7% thì năm 2016 là 97,6%, năm 2017 là 103,5%, năm 2018 là 102,9%, năm 2019 là 110,2%, năm 2020 là 114,3%, năm 2021 là 113,2%, năm 2022 là hơn 125%.

Thống đốc cho biết, năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành rất linh hoạt về tín dụng khi thực hiện các giải pháp để thúc đẩy cả bên cung vốn tín dụng cũng như các giải pháp để thúc đẩy bên cầu vốn tín dụng.

Đối với chính sách bên cung, đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm là 14%. Đến gần giữa năm đã phân bổ và thông báo cho tất cả các tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống với chỉ tiêu khoảng 14%. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước nước đã điều hành linh hoạt để hỗ trợ thanh khoản của hệ thống để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng, thúc đẩy tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế.

Đối với chính sách bên cầu, mặc dù lãi suất thế giới tăng cao nhưng Ngân hàng Nhà nước đã rất mạnh dạn điều chỉnh 4 lần giảm lãi suất điều hành để định hướng đưa mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay mới giảm khoảng 2% so với cuối năm ngoái.

Nếu tính cả những khoản dư nợ của các khoản cho vay cũ và vay mới thì giảm khoảng 1%. So với cuối năm ngoái và so với trước đại dịch COVID-19, lãi suất đã trở về bằng và thậm chí là giảm hơn khoảng 0,3%.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Chủ động đề xuất các gói tín dụng như: 120.000 tỉ đồng đối với tín dụng cho vay đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân; Gói tín dụng cho thủy sản là 15.000 tỉ đồng… Tất cả những giải pháp này đã góp phần thúc đẩy cầu tín dụng

Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều hội nghị kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp để có thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về tín dụng tại các địa phương.

Tuy nhiên, theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, tín dụng vẫn tăng chậm và cập nhật đến 27.10 thì tín dụng tăng 7,1% so với cuối năm ngoái.

Thống đốc cho biết, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng đã tổ chức rất nhiều các hội nghị chuyên đề để phân tích mổ xẻ những nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp.

Hiện nay dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành cùng Ngân hàng Nhà nước cũng đang thực hiện đồng bộ các giải pháp song song với những giải pháp từ phía ngân hàng.

Đó là xúc tiến thương mại để tăng đơn hàng xuất khẩu và tăng cường khai thác cầu nội địa để doanh nghiệp có đầu ra và có dự án khả thi thì sẽ tiếp cận được tín dụng. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho bất động sản và tổ công tác cũng như Hiệp hội bất động sản TPHCM cũng đã nhận diện được khoảng 70% nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó là về pháp lý.

“Khi những yếu tố về pháp lý được tháo gỡ thì chắc chắn là tín dụng cũng sẽ được tăng theo quá trình này”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Đối với đặc thù doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chiếm đến 95% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết những doanh nghiệp này khó khăn trong cạnh tranh cũng như tiềm lực tài chính. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần có kiến nghị là phải tăng cường các giải pháp như bảo lãnh vay vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát để làm sao giảm thiểu thủ tục hành chính cũng như hồ sơ vay vốn để trong quá trình xem xét tín dụng.

Vương Trần - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Xuất hiện ngân hàng có lãi suất 12 tháng lên tới 8,2%/năm

Khương Duy |

Lãi suất kỳ hạn 12 tháng dao động quanh ngưỡng 5,3 - 8,2%, trong đó một số ngân hàng niêm yết lãi suất cao có thể kể đến HDBank, PVcomBank, NCB...

Chuyên gia quốc tế kỳ vọng tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt mục tiêu

Đức Mạnh |

Xuất khẩu và sản xuất phục hồi sẽ tạo đà giúp tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 tăng trưởng tích cực.

Sửa Luật Các tổ chức tín dụng, siết tổng mức dư nợ cấp tín dụng

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội sẽ nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), sau đó, chiều cùng ngày tiến hành thảo luận tại tổ.

Động thái của Thành Bưởi tại bãi xe 10.000 m2 bị đề nghị cung cấp pháp lý

HỮU CHÁNH |

TPHCM - Nhà xe Thành Bưởi đang tiến hành tháo dỡ các công trình trong bãi đỗ xe 10.000 m2 sau khi Sở Giao thông Vận tải TPHCM đề nghị huyện Nhà Bè cung cấp thông tin pháp lý về khu đất này.

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch bền vững

NHÓM PV |

Chiều 2.11, Báo Lao Động đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề "Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch bền vững", tại đây các chuyên gia, nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp để giảm thiểu việc phát sinh rác nhựa ra môi trường từ hoạt động du lịch.

Làm rõ nguyên tắc đóng hưởng khi giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn 15 năm

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đồng tình với việc điều chỉnh số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ 20 năm xuống còn 15 năm nhưng đề nghị làm rõ việc thay đổi này ở cả khía cạnh nguyên tắc đóng - hưởng và liệu có tạo điều kiện cho người lao động nhiều lần “rút bảo hiểm một lần” khống.

Cải cách tiền lương, bác sĩ mong lương khởi điểm tăng

Thanh Hà |

Đội ngũ y bác sĩ mong rằng, với cải cách tiền lương, thu nhập của họ sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, thay vì chật vật như hiện nay.

Giải bài toán quản lý để du lịch Phú Quốc không thua trên sân nhà

Phạm Huyền |

Chuyên gia cho rằng, việc đánh giá và dự báo sai quy mô thị trường của cơ quan quản lý du lịch địa phương đã khiến lượng khách đến Phú Quốc sụt giảm mạnh, gây cú sốc lớn cho doanh nghiệp.

Xuất hiện ngân hàng có lãi suất 12 tháng lên tới 8,2%/năm

Khương Duy |

Lãi suất kỳ hạn 12 tháng dao động quanh ngưỡng 5,3 - 8,2%, trong đó một số ngân hàng niêm yết lãi suất cao có thể kể đến HDBank, PVcomBank, NCB...

Chuyên gia quốc tế kỳ vọng tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt mục tiêu

Đức Mạnh |

Xuất khẩu và sản xuất phục hồi sẽ tạo đà giúp tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 tăng trưởng tích cực.

Sửa Luật Các tổ chức tín dụng, siết tổng mức dư nợ cấp tín dụng

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội sẽ nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), sau đó, chiều cùng ngày tiến hành thảo luận tại tổ.