“Đủ nắng thì hoa sẽ nở” - Hành trình trên con đường hạnh phúc của dân tộc

Linh Anh |

“Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”- lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng trong diễn văn tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng (3.2.2020) tiếp tục được khẳng định với những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Từ thành quả ấy chúng ta hướng đến nhiệm kỳ thứ XIII của Đảng và xa hơn là những cột mốc 2030 - kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, năm 2045 - kỷ niệm 100 năm thành lập Nước với một mục tiêu: Chung sức vì một Việt Nam cường thịnh.

1. Những ngày cuối năm 2020, khi dự Hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương diễn ra tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại câu nói của Đại sứ EU, ông Giorgio Aliberti phát biểu trên truyền thông Việt Nam: “Ở lại Việt Nam thời dịch là một may mắn "xa xỉ".

May mắn “xa xỉ” khi được ở Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tại Mỹ, Châu Âu và nhiều nơi trên thế giới không phải là một phát biểu ngoại giao mà là một thực tế. Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, được Tổ chức Y tế thế giới và lãnh đạo nhiều quốc gia thừa nhận.

“Với một Đảng cách mạng chân chính và một Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sạch, vững mạnh, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín lãnh đạo như Đảng và Nhà nước ta, được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ, chúng ta sẽ có một sức mạnh to lớn, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, không thế lực nào ngăn cản nổi dân tộc ta đi lên, lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước” -Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 28.12.2020.

Nền tảng để có được sự “xa xỉ”, nói như Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng: “Trong những thời khắc đầy khó khăn, thách thức ứng phó với thiên tai, dịch bệnh năm nay, tính ưu việt của hệ thống chính trị nước ta, ý chí, sức mạnh Việt Nam, truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương thân, tương ái, "thương người như thể thương thân" và sức sống mãnh liệt của dân tộc ta lại được khẳng định và phát huy ở tầm cao mới, rất kịp thời, đúng lúc. Các cơ quan của Đảng và Nhà nước đã chủ động đề ra những chủ trương, chính sách, biện pháp đúng đắn, khả thi, phù hợp với thực tế tình hình và thực lực của đất nước với tinh thần: "chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất sức khoẻ, tính mạng của người dân"; "chống dịch như chống giặc"...

Các cấp, các ngành đã quyết liệt vào cuộc. Nhiều tổ chức và cá nhân, nhất là cán bộ, nhân viên y tế, lực lượng vũ trang... đã dũng cảm, hết lòng cứu chữa, giúp đỡ bệnh nhân và những người bị nạn. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân cả nước, từ người già đến trẻ em, từ cán bộ, đảng viên đến doanh nhân, văn nghệ sĩ, trí thức đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân mắc COVID - 19 và nạn nhân do thiên tai gây ra. Nhờ vậy, đã giảm thiểu tối đa thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai gây ra; tinh thần yêu nước, đoàn kết, gắn bó dân tộc được nâng cao.

Các tổ chức quốc tế, nhiều nước và hãng thông tấn báo chí có uy tín trên thế giới đã ghi nhận, đánh giá cao Việt Nam là đất nước tuy còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng đã trở thành một "hình mẫu" về cách thức kiểm soát dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất với mức chi phí tối thiểu, là một "tấm gương" trong phòng, chống dịch bệnh và thể hiện trách nhiệm, uy tín cao trong hợp tác quốc tế, khu vực về phòng, chống dịch.. Chính sự thành công trong phòng, chống đại dịch COVID-19 đã tạo điều kiện cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”.

Dịch COVID-19 cũng là cơ hội để mỗi người dân Việt Nam được cảm nhận rõ hơn về khái niệm hạnh phúc, hiểu rõ hơn về sự mưu cầu hạnh phúc. Hạnh phúc không chỉ là sự giàu có mà ở nghĩa rộng hơn. Đó là người dân có được môi trường sống trong lành, an toàn, tuổi thọ kéo dài. Hạnh phúc của nhân dân phải là sự hài lòng trong phạm vi phổ quát và mang tính toàn diện ở tất cả các mặt như giáo dục, y tế, môi trường…

“Chúng ta cần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 phấn đấu trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 phấn đấu trở thành nước phát triển, thu nhập cao” - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X ngày 10.12.2020.

Hơn 75 năm trước, tại sắc lệnh Luật số 50 ngày 9.10.1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, lần đầu tiên tiêu ngữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" được đặt trang trọng dưới Quốc hiệu Việt Nam. Cho đến nay hàng tiêu ngữ ấy không thay đổi về nội dung, hình thức trình bày. 6 chữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" cần có gạch nối 3 từ không thể tách biệt, như là điều kiện và mục đích của nhau.

Thực tiễn đã chứng minh, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam. Thông qua quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện và ngày càng trưởng thành, xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của nhân dân.

2. Hạnh phúc là một hành trình chứ không phải đích đến. Đất nước càng phát triển, nhân dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc. Song, Đảng, Nhà nước luôn tìm những giải pháp mới để nâng cao đời sống, đảm bảo hạnh phúc cho nhân dân.

Một nét rất mới trong các văn kiện Đại hội XII trình Đại hội XIII là nhấn mạnh yếu tố hạnh phúc cho nhân dân. Báo cáo Chính trị là đưa ra mục tiêu dài hạn tới năm 2030 - Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, năm 2045 Kỷ niệm 100 năm thành lập Nước. Những mục tiêu này đều gắn với sự hưởng thụ của nhân dân, cụ thể về thu nhập, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng XHCN.

GS.TS Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương - phân tích: “Tôi cho rằng mục tiêu đến cuối nhiệm kỳ (năm 2025) có thể đạt được, vì bây giờ thu nhập bình quân của ta đã xấp xỉ gần 3.000 USD/người/năm rồi, trong 5 năm nữa phấn đấu 4.000, trên 4.000 USD để vượt qua thu nhập trung bình thấp thì không khó lắm. Còn đến 2030, đến 2045 thì phải phấn đấu quyết liệt, phải khơi dậy khát vọng của cả dân tộc, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đi nhanh vào khoa học công nghệ thì có thể đạt được.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN

Cụ thể, phải có 3 đột phá. Thứ nhất là đột phá về thể chế, nhấn mạnh là làm sao phải khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn lực; làm sao phải quản lý, kiểm soát được quyền lực; phát huy cái năng động, chủ động; phân cấp, phân quyền cho rõ; và có môi trường đầu tư sản xuất thông thoáng. Đấy chính là những điều kiện để hạnh phúc.

“Quốc hội sẽ tiếp tục phát huy truyền thống hào hùng, không ngừng lớn mạnh, có nhiều đổi mới, thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và khát vọng về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng của toàn dân tộc” - Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ngày 6.1.2021 tại cuộc gặp mặt ĐBQH qua các thời kỳ nhân kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên.

Thứ hai là đột phá về con người, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực. Giờ muốn hạnh phúc phải có trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, rồi đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, giá trị văn hóa, giá trị con người.

Thứ ba là đột phá về hạ tầng. Phải chú trọng giao thông, thích ứng biến đổi khí hậu. Vì biến đổi khí hậu, lũ lụt, sạt lở thế này cho nên phải thích ứng để làm sao cho con người an toàn nhất. Văn kiện đã nhấn mạnh đến an ninh con người, an ninh xã hội. Vì vậy, sống trong môi trường an toàn cũng là một sự hạnh phúc”.

Cũng tại Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đúc kết: “Mọi người sẽ sớm nhận ra rằng, từ nửa sau thế kỷ 21 này, thế giới có thể sẽ không còn nhớ đến những quốc gia dẫn đầu về thu nhập nhưng sẽ luôn nhớ đến những quốc gia, những tổ chức, những cá nhân tiên phong trong một số thành tựu đem lại cuộc sống tốt hơn cho con người. Việt Nam chưa thể đứng ở nhóm đầu các quốc gia về thu nhập, nhưng hoàn toàn có thể đi đầu trong một số ngành và lĩnh vực mới khai phá. Chúng ta cần sớm nhận ra cơ hội trong khó khăn. Nghị quyết 52NQ/TW của Bộ Chính trị cho thấy Đảng ta đã sớm nhận ra cơ hội này và đã chủ động đề ra chủ trương và chính sách lớn. Cả hệ thống chính trị và người dân chúng ta phải có trách nhiệm và quyết tâm đưa Nghị quyết đó vào thực tiễn, biến cơ hội thành lợi thế, biến lợi thế thành nguồn lực, chuyển nguồn lực thành kết quả tăng trưởng bền vững cho đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng ta”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: TTXVN

Người đứng đầu Chính phủ tin rằng: “Tôi tin những đặc tính của dân tộc ta như tinh thần đoàn kết, ý chí, quyết tâm, tính cần cù, lạc quan và thích ứng nhanh sẽ làm nên thành công”.

Với niềm tin ấy, chúng ta bước sang năm 2021 đầy phấn khởi và tràn đầy tinh thần lạc quan về một chặng đường đã qua và hành trình sắp tới: Đó là hành trình hạnh phúc của dân tộc.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Xuân Hải - Trần Vương |

Tại phiên khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

WHO đánh giá 1 năm chống dịch COVID-19 của Việt Nam

Hà Giang |

Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, tại Việt Nam) đánh giá, những kết quả chống dịch COVID-19 của Việt Nam là một nỗ lực ấn tượng.

Mắt thần chống dịch

Đào Tuấn |

Lại có thêm một vụ 37 công dân từ Trung Quốc nhập cảnh trái phép được phát hiện.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Xuân Hải - Trần Vương |

Tại phiên khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

WHO đánh giá 1 năm chống dịch COVID-19 của Việt Nam

Hà Giang |

Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, tại Việt Nam) đánh giá, những kết quả chống dịch COVID-19 của Việt Nam là một nỗ lực ấn tượng.

Mắt thần chống dịch

Đào Tuấn |

Lại có thêm một vụ 37 công dân từ Trung Quốc nhập cảnh trái phép được phát hiện.