Dự kiến có khoảng 460.000 tỉ đồng đầu tư phát triển ĐBSCL

Thành Nhân - Văn Sĩ |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Tổng số vốn ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 460.000 tỉ đồng đầu tư các dự án để phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong giai đoạn 2021-2025...

Phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030 tại TP.Cần Thơ vào ngày 21.6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, quy hoạch ĐBSCL là nhằm cụ thể hóa và triển khai tư duy mới, tầm nhìn mới tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 và các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; từ đó mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho vùng ĐBSCL.

Các lãnh đạo chủ trì hội nghị. Ảnh: BT
Các lãnh đạo chủ trì hội nghị. Ảnh: BT

Để thực hiện quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong giai đoạn 2021-2025, tổng số vốn ngân sách nhà nước dự kiến hỗ trợ cho các dự án trên địa bàn do địa phương quản lý dự kiến đạt khoảng 320.000 tỉ đồng, tăng 23,3% so với giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, vốn ngân sách nhà nước đầu tư qua một số Bộ như GTVT, NNPTNT, Y tế... để triển khai các công trình dự án trong vùng đạt khoảng 140.000 tỉ đồng. Tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư dự kiến giai đoạn 2021-2025 của vùng khoảng 460.000 tỉ đồng.

Với số vốn được bố trí như trên, sẽ hoàn thành một số công trình trọng điểm của vùng, như các tuyến đường bộ cao tốc (Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng), các tuyến đường quốc lộ; toàn bộ tuyến đường ven biển; một số trục động lực quan trọng kết nối với TP. Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ; cảng hàng không; các công trình thủy lợi cấp nước, trữ nước, kiểm soát mặn,...

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ GTVT và 13 tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL làm việc với nhóm 6 ngân hàng phát triển quan tâm (bao gồm: ADB, KEXIM, AFD, KfW, JICA, WB) thống nhất tài trợ khoảng 2,2 tỷ đô la để triển khai 20 dự án liên kết vùng trong giai đoạn 2021 - 2025.

Theo Bộ KHĐT, Quy hoạch xác định các đột phá mang tính chiến lược gồm 9 vấn đề:

Thứ nhất, phát triển vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa trên 3 trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường; chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên hướng tới một mô hình kinh tế xanh, lấy con người làm trung tâm.

Thứ hai, biến thách thức thành cơ hội, “chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn”; chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng gia tăng hiệu quả và giá trị, trong đó chú trọng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực về con người và khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; công nghiệp năng lượng là đột phá, dịch vụ là bệ đỡ.

Thứ ba, thay đổi tư duy về an ninh lương thực từ việc phát triển nông nghiệp dựa vào cây lúa sang thủy sản - trái cây - lúa gạo phù hợp với thị trường, trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại phân vùng sản xuất dựa trên tài nguyên nước và thổ nhưỡng.

Thứ tư, chuyển đổi mô hình phát triển từ phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung cả về nông nghiệp, công nghiệp và đô thị; phấn đấu đến năm 2030 vùng ĐBSCL trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở tập trung nguồn lực đầu tư các hành lang phát triển, khu vực phát triển động lực, trung tâm đầu mối nông nghiệp được xác định trong quy hoạch.

Thứ năm, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng với vai trò bệ đỡ cho phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy liên kết vùng, đặc biệt chú trọng đến phát triển hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến kết nối với TPHCM và vùng Đông Nam Bộ thông qua 2 trục cao tốc đường bộ, tuyến đường thuỷ nội địa và tuyến đường sắt nối TPHCM với Cần Thơ trong tương lai. Bên cạnh đó, phát triển tuyến đường bộ ven biển từ Tiền Giang đến Kiên Giang, gắn với kiểm soát xâm nhập mặn, sắp xếp lại dân cư, bảo đảm quốc phòng an ninh, hình thành hành lang kinh tế mở, hướng ra biển. Đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830km đường bộ cao tốc; khoảng 4.000km đường quốc lộ; 4 cảng hàng không; 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.

Thứ sáu, tập trung phát triển hành lang đô thị công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An kết nối với TPHCM và vùng Đông Nam bộ và hệ thống 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp; phát triển hành lang kinh tế, đô thị dọc sông Tiền - sông Hậu từ An Giang đến Sóc Trăng gắn với phát triển cảng biển Trần Đề nhằm kết nối, giao thương quốc tế về đường bộ gắn với đường thủy nội địa và hàng hải.

Thứ bảy, thay đổi tư duy về khai thác, sử dụng tài nguyên nước: Coi nước mặn, nước lợ là một nguồn tài nguyên bên cạnh nước ngọt; chuyển từ đáp ứng nhu cầu sang chủ động quản lý nhu cầu về nước; khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp với phân vùng chức năng của nguồn nước.

Thứ tám, chú trọng bảo tồn các cảnh quan, sinh thái, văn hóa lịch sử, văn hóa dân tộc, văn hóa sông nước đặc thù của vùng. Đặc biệt là thành lập và vận hành hàng lang đa dạng sinh học ở khu vực ven biển từ Vườn quốc gia mũi Cà Mau đến khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ; phát triển các không gian văn hóa đặc thù của vùng như văn hóa sông nước, văn hóa các cộng đồng dân tộc thiểu số với phát triển du lịch.

Thứ chín, tăng cường liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL với với TPHCM và vùng Đông Nam Bộ; mở rộng giao thương với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công nhằm khơi thông, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thành Nhân - Văn Sĩ
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị công bố quy hoạch vùng ĐBSCL

Thành Nhân - Văn Sĩ |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổ chức tại TP.Cần Thơ.

Cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ có ý nghĩa xã hội lớn, giữ người lao động ở ĐBSCL

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Giao thông khẳng định, ngoài việc tạo đột phá về giao thông, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, tuyến đường Châu Đốc - Cần Thơ - Trần Đề có ý nghĩa xã hội rất lớn, giữ người lao động ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bởi hiện nay các tỉnh đang đối mặt với vấn đề di cư.

"Thu nhập không cao, đội ngũ trí thức không thiết tha với ruộng vườn ĐBSCL"

NHÓM PV |

Đại biểu Trần Văn Sáu cho rằng, thiếu lao động có trình độ cao thực sự là lực cản cho sự phát triển nông nghiệp hiện đại. Hiện đang tồn tại nghịch lý, đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm nông nghiệp nhưng tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ trí thức khác.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị công bố quy hoạch vùng ĐBSCL

Thành Nhân - Văn Sĩ |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổ chức tại TP.Cần Thơ.

Cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ có ý nghĩa xã hội lớn, giữ người lao động ở ĐBSCL

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Giao thông khẳng định, ngoài việc tạo đột phá về giao thông, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, tuyến đường Châu Đốc - Cần Thơ - Trần Đề có ý nghĩa xã hội rất lớn, giữ người lao động ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bởi hiện nay các tỉnh đang đối mặt với vấn đề di cư.

"Thu nhập không cao, đội ngũ trí thức không thiết tha với ruộng vườn ĐBSCL"

NHÓM PV |

Đại biểu Trần Văn Sáu cho rằng, thiếu lao động có trình độ cao thực sự là lực cản cho sự phát triển nông nghiệp hiện đại. Hiện đang tồn tại nghịch lý, đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm nông nghiệp nhưng tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ trí thức khác.