ĐA SỐ Ý KIẾN TẠI PHIÊN HỌP THỨ 37 ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI:

Đồng ý tăng tuổi hưu nhưng không tán thành tăng giờ làm thêm

Vương Trần |

Ngày 20.9, tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Tại phiên họp, nhiều đại biểu đã nêu quan điểm không tán thành với đề xuất mở rộng khung giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm (tăng 100 giờ so với quy định hiện hành).
“Cần tạo điều kiện cho người lao động nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động và nắm bắt các thông tin”. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
“Cần tạo điều kiện cho người lao động nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động và nắm bắt các thông tin”. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Phải đổi mới công nghệ

Việc làm thêm giờ liên quan tăng năng suất lao động nhưng không phải dựa vào sức người mà dựa vào đổi mới công nghệ để tăng năng suất. Nếu tỉ lệ lao động trên sản phẩm nhiều thì khấu hao nhiều, chứng tỏ dây chuyền sản xuất còn lạc hậu. Tỉ lệ này giảm đi thì người ta hiểu rằng dây chuyền này hiện đại, lao động ít đi, sản phẩm của nhà máy này ổn định.

Do vậy, các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, đưa công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu tăng giờ, tăng năng suất thì doanh nghiệp sẽ hạn chế cải tiến công nghệ mà tận dụng sức người. Như vậy người lao động rất khổ, không có thời gian chăm sóc gia đình. Chúng ta không nên tăng, đã không giảm được giờ làm thì giữ nguyên như hiện hành. Tạo điều kiện cho người lao động nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động và nắm bắt các thông tin.

“Bạo lực gia đình, xuống cấp của xã hội có những nguồn gốc từ lao động quá sức, căng thẳng”. Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải.
“Bạo lực gia đình, xuống cấp của xã hội có những nguồn gốc từ lao động quá sức, căng thẳng”. Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải.

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải: Xu hướng chung của thế giới là giảm giờ làm

Về vấn đề tăng giờ làm thêm tối đa từ 300 - 400 giờ, các đồng chí phát biểu trước thì đều có ý kiến là không đồng tình. Cá nhân của tôi vẫn bảo lưu ý kiến phát biểu từ kỳ trước. Người lao động hay doanh nghiệp thì cũng đều là người dân tuy nhiên người lao động yếu thế hơn. Và do đó những quyền lợi, mong muốn của người ta chưa được thể hiện một cách rõ ràng, đầy đủ. Qua tổ chức công đoàn người ta bày tỏ nguyện vọng, việc tăng giờ làm thêm không thể tăng được. Và chúng ta phải tính sau 5 năm nữa còn phải tính tới phương án giảm giờ. Xu thế thế giới là như thế và nguyện vọng của người lao động là như vậy.

Và đặc biệt, tôi nhấn mạnh ở đây là đời sống của người công nhân. Nếu người ta tăng ca chỉ vì nhu cầu miếng cơm, manh áo thôi còn nhu cầu cần phải được tinh thần sảng khoái, thể lực tốt thì người ta mới có năng suất lao động cao và mới có đời sống tốt, mới sản xuất tốt được. Nếu công nhân đi làm liên tục, tăng ca thường xuyên thì họ sẽ không có thời gian để thụ hưởng những thành quả của xã hội mà do chính họ đóng góp làm nên, không có thời gian đến khu vui chơi giải trí, đời sống sẽ bị hạn chế. Chúng ta cần nhìn ở góc độ xã hội hiện nay, vụ liên quan tới bạo lực gia đình, xuống cấp của xã hội có những nguồn gốc từ lao động quá sức, căng thẳng như thế này, vì vậy tôi phân tích lên việc không tăng giờ lao động và suy nghĩ tiếp về việc này.

“Người lao động được quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn năm tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung”. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng.
“Người lao động được quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn năm tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung”. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng: Tăng tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn

Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, với giải quyết việc làm, thất nghiệp, không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động, bảo đảm số lượng chất lượng là cơ cấu dân số. Từ 2021 thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi hưu chung. Thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu, đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn năm tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung.

“Công nhân bây giờ làm 48 giờ/tuần, nếu lại nâng lên thì đúng là đi ngược xu thế chung”. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến.
“Công nhân bây giờ làm 48 giờ/tuần, nếu lại nâng lên thì đúng là đi ngược xu thế chung”. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến: Đồng ý với lộ trình tăng tuổi hưu

Về khung thỏa thuận giờ làm thêm, kỳ họp trước phân tích đánh giá kỹ rồi, ta chưa mở rộng khung thời gian làm thêm vì nếu đồng ý mở rộng sẽ đi ngược lại xu thế tiến bộ của thế giới. Trước đây khối cán bộ làm 48 tiếng, giờ xuống 40 tiếng. Công nhân giờ 48 tiếng, nếu lại nâng lên thì đúng là đi ngược xu thế chung trong chính lộ trình của chúng ta. Những nơi khác người ta giảm thời gian lao động nhưng vẫn đảm bảo đời sống, y tế, chăm sóc sức khỏe và các mặt khác. Ta cũng phải phấn đấu thế chứ không phải tăng thời gian làm thêm. Tôi không đồng ý tăng giờ làm thêm.

Về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, tôi nhất trí với lộ trình vì tăng đã rất thận trọng, từ từ, không có tác động hay biến động gì, tăng tịnh tiến trong mấy năm trời mới đạt được độ tuổi quy định. Ta dự báo được thay đổi trong cơ cấu, nhân lực lao động.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc lại ý kiến đa số của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là không muốn tăng giờ làm thêm. Tuy nhiên, theo Chính phủ, phương án tăng giờ làm thêm xuất phát từ nhu cầu thực tế của cả người lao động và người sử dụng lao động nên bà đề nghị trình cả 2 phương án ra Quốc hội để xin ý kiến.

Báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho hay, Ủy ban Về các vấn đề Xã hội thấy rằng, giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề người lao động (NLĐ) ngày càng nâng cao, giá trị sản phẩm tăng lên, thời giờ làm việc phải giảm xuống để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho NLĐ. Việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng DN lợi dụng thời giờ làm thêm, khai thác sức LĐ, dẫn đến hậu quả người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi LĐ.

Về việc tuổi nghỉ hưu, có hai quan điểm khác nhau về tuổi nghỉ hưu.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, chỉ nên quy định về nguyên tắc để giao Chính phủ quy định, hướng dẫn cho phù hợp căn cứ theo ngành nghề, tính chất công việc, môi trường và điều kiện LĐ, địa bàn và cung, cầu của thị trường LĐ, xu hướng già hóa dân số... và không nhất thiết phải có lộ trình như nhau đối với các nhóm LĐ khác nhau. Quan điểm thứ hai cho rằng, cần quy định rõ lộ trình thực hiện trong dự thảo bộ luật như phương án Chính phủ trình tại kỳ họp Quốc hội thứ 7.

Phương án 1: Quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nam, nữ nhưng giao Chính phủ quy định lộ trình. Theo phương án này thì tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện LĐ bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và đủ 60 tuổi đối với nữ.

Kể từ ngày 1.1.2021, căn cứ theo ngành nghề, tính chất công việc, môi trường và điều kiện LĐ, địa bàn và cung, cầu của thị trường LĐ, xu hướng già hóa dân số, Chính phủ quy định cụ thể lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của NLĐ.

Phương án 2 như Chính phủ trình: Tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện LĐ bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất tăng thêm 3 ngày nghỉ dịp Quốc khánh: Bộ Nội vụ nói gì?

Thùy Linh |

Chiều 20.9, tại buổi họp báo cung cấp thông tin định kỳ của Bộ Nội vụ, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã lên tiếng về đề xuất tăng thêm ngày nghỉ dịp Quốc khánh của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tăng tuổi nghỉ hưu với công chức, còn lao động phổ thông thì cần cân nhắc

Vương Trần |

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Ngọ Duy Hiểu ủng hộ tăng tuổi hưu với tất cả công chức, còn lao động phổ thông thì phải cân nhắc.

Tổng Thư ký Quốc hội: Không giảm được giờ làm thì đừng tăng

Vương Trần |

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh quan điểm tăng năng suất lao động không phải dựa vào sức người mà phải dựa vào đổi mới công nghệ.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Đề xuất tăng thêm 3 ngày nghỉ dịp Quốc khánh: Bộ Nội vụ nói gì?

Thùy Linh |

Chiều 20.9, tại buổi họp báo cung cấp thông tin định kỳ của Bộ Nội vụ, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã lên tiếng về đề xuất tăng thêm ngày nghỉ dịp Quốc khánh của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tăng tuổi nghỉ hưu với công chức, còn lao động phổ thông thì cần cân nhắc

Vương Trần |

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Ngọ Duy Hiểu ủng hộ tăng tuổi hưu với tất cả công chức, còn lao động phổ thông thì phải cân nhắc.

Tổng Thư ký Quốc hội: Không giảm được giờ làm thì đừng tăng

Vương Trần |

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh quan điểm tăng năng suất lao động không phải dựa vào sức người mà phải dựa vào đổi mới công nghệ.