Kết thúc kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2016 – 2020:

Dồn sức cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm

Văn Nguyễn |

Để triển khai kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn mới, việc cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm cần được đặc biệt quan tâm bởi đây là những lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, quyết định hiệu quả phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế cũng như tác động đến việc hình thành môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Tốn kém và lâu dài

Theo đánh giá của TS Đặng Thị Thu Hoài - Trưởng ban Nghiên cứu kinh tế ngành và các lĩnh vực, đại diện nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, do chưa hoàn thành trong năm 2019 như kế hoạch ban đầu, mục tiêu cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế gồm doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công và tổ chức tín dụng (TCTD) cần tiếp tục được thực hiện và hoàn thành trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.

Bởi với vai trò quan trọng như trên, việc cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm sẽ tác động mạnh đến việc phát triển thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường tài chính, thị trường lao động, khoa học công nghệ cũng như thị trường quyền sử dụng đất.

Theo đánh giá của TS Cấn Văn Lực - Cố vấn cao cấp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, Giám đốc Trường đào tạo BIDV, cơ cấu lại nền kinh tế là một quá trình phức tạp, tốn kém và lâu dài, các lĩnh vực cơ cấu lại cũng cần được thực hiện đồng bộ, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Với việc cơ cấu lại các tổ chức và phát triển thị trường tài chính giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 20230, TS Cấn Văn Lực cho rằng cần lưu ý một số vấn đề đối với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tài chính trong giai đoạn này. Trong đó phải đánh giá, xác định nhu cầu cơ cấu lại, đồng thời tiếp tục thực hiện Quyết định số 986 của Chính phủ năm 2018 về chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng năm 2030; Quyết định số 242 của Chính phủ năm 2019 về cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm cũng như chiến lược tài chính toàn diện, đề án thanh toán không tiền mặt (sửa đổi).

TS Cấn Văn Lực đồng thời đề xuất cần hoàn thiện thể chế hệ thống tài chính như sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi cùng với việc thực hiện Luật Chứng khoán (2019), Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), củng cố tổ chức tài chính phi ngân hàng. Đáng chú ý, Giám đốc Trường đào tạo BIDV cũng cho rằng cần tạo khung pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới (công nghệ tài chính, cho vay ngang hàng, chia sẻ/lưu trữ dữ liệu), luật hóa Nghị quyết số 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu.

Thúc đẩy thành lập thị trường mua - bán nợ, tách bạch rõ hơn tín dụng chính với tín dụng thương mại và tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả của các tổ chức tài chính nhất là năng lực tài chính. Để nâng cao chất lượng giám sát và an toàn của hệ thống, cần tăng cường tính độc lập của các cơ quan giám sát.

Tiếp tục giảm dần đầu tư công

Liên quan đến hoạt động đầu tư công, theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương, mặc dù còn nhiều khó khăn, việc thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 đạt được những kết quả nổi bật như hình thành được khung khổ pháp luật tương đối đồng bộ để quản lý đầu tư công; Nợ đọng xây dựng cơ bản được xử lý triệt để, việc ứng trước kế hoạch vốn hằng năm trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 được kiểm soát, quản lý chặt chẽ.

Nhờ đó hiệu quả đầu tư công từng bước cải thiện, đầu tư tập trung, số dự án khởi công mới từng năm trong giai đoạn 2016-2020 giảm dần trong khi đó đầu tư công tiếp tục góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.

Theo đó, mục tiêu của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại đầu tư công theo hướng giảm đầu tư công trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công tư, giữ vững vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.

Theo đó vốn đầu tư công sẽ thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng yếu, nhất là hạ tầng giao thông và năng lượng, dự án kinh tế số, chuyển đổi số, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo an ninh nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, dự án tạo sự lan tỏa lớn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền. Cùng với việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, định hướng đầu cư công trong giai đoạn 2021- 2025 cần bảo đảm công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn đầu tư công, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Có giải pháp cho các vướng mắc nảy sinh

Liên quan đến hoạt động cơ cấu lại DNNN, nhờ hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn được đẩy mạnh so với giai đoạn trước, lũy kế giai đoạn 2016 - 8.2020 có 177 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, với tổng giá trị là hơn 443.000 tỉ đồng; thoái vốn DNNN đạt gần 25.700 tỉ đồng, thu về gần 173.000 tỉ đồng.

Đáng chú ý, tổng giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước được bảo toàn và phát triển, tỉ lệ DNNN có lãi tăng, một số DNNN yếu kém trở lại hoạt động. So sánh giai đoạn 2016-2019 với giai đoạn 2011-2015, tổng giá trị tài sản của DNNN tăng 149%, doanh thu thuần tăng 110%, lợi nhuận trước thuế tăng 114% và số lượng DNNN có lãi tăng từ 80,2% lên 81,2%.

Tuy nhiên, quá trình cơ cấu lại DNNN vẫn còn một số hạn chế khiến tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra theo kế hoạch. Do đó nhiều ý kiến đề xuất việc tiếp tục thực hiện kế hoạch cơ cấu lại DNNN trong giai đoạn mới cần đánh giá được đầy đủ và có giải pháp cho những hạn chế nảy sinh trong thời gian qua. Trong đó có những vấn đề phát sinh từ chủ quan ở trách nhiệm người đứng đầu đến các nguyên nhân khách quan như nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh như phê duyệt phương án sử dụng đất, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị các quyền sở hữu trí tuệ bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử, phần vốn nhà nước.

Đồng thời đánh giá và có giải pháp cho các vấn đề như hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, mục tiêu nhiệm vụ, cơ chế quản lý DNNN chưa rõ ràng hay những khó khăn trong việc tìm kiếm cổ đông chiến lược.

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Kết thúc kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2016 – 2020: 5 năm, còn 7 mục tiêu chưa thể hoàn thành

Văn Nguyễn |

Theo đánh giá của Chính phủ, nhiều mục tiêu trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 khó có thể hoàn thành đúng kế hoạch, trong số này có một số mục tiêu quan trọng về tỉ lệ nợ xấu và bội chi ngân sách không thể hoàn thành do chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19.

Tái cơ cấu để tăng trưởng chăn nuôi, đáp ứng 6,5 triệu tấn thịt/năm

Vũ Long |

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị chăn nuôi theo giai đoạn, hướng tới đạt 5-6,5 triệu tấn thịt/năm.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Kết thúc kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2016 – 2020: 5 năm, còn 7 mục tiêu chưa thể hoàn thành

Văn Nguyễn |

Theo đánh giá của Chính phủ, nhiều mục tiêu trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 khó có thể hoàn thành đúng kế hoạch, trong số này có một số mục tiêu quan trọng về tỉ lệ nợ xấu và bội chi ngân sách không thể hoàn thành do chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19.

Tái cơ cấu để tăng trưởng chăn nuôi, đáp ứng 6,5 triệu tấn thịt/năm

Vũ Long |

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị chăn nuôi theo giai đoạn, hướng tới đạt 5-6,5 triệu tấn thịt/năm.