Đoàn kết, sáng tạo xây dựng TPHCM xứng đáng là thành phố anh hùng

Nam Dương |

Sáng 30.4, Lễ míttinh kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2020) đã được Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức trọng thể theo hình thức trực tuyến tại Hội trường Dinh Thống Nhất (TPHCM) và các điểm cầu truyền hình tại các sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố.

Tham dự lễ mít tinh tại điểm cầu Hội trường Dinh Thống nhất có đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; cựu chiến binh, nhân sĩ, trí thức, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang,  đại diện các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân...

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tham dự lễ kỷ niệm. Ảnh Nam Dương
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tham dự lễ kỷ niệm. Ảnh Nam Dương

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đã ôn lại truyền thống hào hùng của đất nước, dân tộc; dưới sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của Đảng, Bác Hồ kính yêu, quân, dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ trong suốt thời gian 20 năm chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh Nam Dương
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh Nam Dương

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũng đã điểm qua những phát triển của TPHCM: 45 năm xây dựng, phát triển, hàn gắn vết thương chiến tranh, TPHCM đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, kinh tế thành phố tăng trưởng cao nhất cả nước, đóng góp lớn nhất vào tổng sản phẩm nội địa của cả nước với 23% và đóng góp lớn nhất vào ngân sách cả nước với 27%; chất lượng tăng trưởng không ngừng cải thiện, năng suất lao động bằng 2,7 lần năng suất bình quân của cả nước. TPHCM có khu công nghệ cao với tổng đầu tư trên 7 tỉ USD, xuất khẩu trên 8 tỉ USD và đây là khu công nghệ cao thành công nhất của cả nước...

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã để lại cho chúng ta những thành quả vĩ đại, những giá trị trường tồn, đó là chân lý không có gì quý hơn độc lập, tự do.

Phát huy những thành quả, truyền thống quý báu đó, Đảng bộ, chính quyền, quân, dân TPHCM hôm nay xin hứa với Bác Hồ kính yêu sẽ tiếp tục noi gương Bác và các anh hùng liệt sĩ, đoàn kết, sáng tạo, bản lĩnh vượt qua những khó khăn, thách thức trong giai đoạn hiện nay, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, vì độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tiếp tục thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, toàn diện đất nước, vì cả nước, cùng cả nước, xây dựng TPHCM xứng đáng là Thành phố Anh hùng, thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu, thành phố có chất lượng cuộc sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình".

Các Cựu chiến binh tham dự lễ kỷ niệm cùng ôn lại truyền thống bên chiếc xe tăng 843 đã húc đổ cổng Dinh Độc lập vào ngày 30.4.1975. Ảnh Nam Dương
Các cựu chiến binh tham dự lễ kỷ niệm cùng ôn lại truyền thống bên chiếc xe tăng 843 đã húc đổ cổng Dinh Độc lập vào ngày 30.4.1975. Ảnh Nam Dương

Đại diện cho hơn 70.000 cựu chiến binh của thành phố, Thiếu tướng Nguyễn Văn Chương, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TPHCM, khẳng định: Chiến thắng 30.4.1975, là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã lập nên những kỳ tích, thế và lực cách mạng Việt Nam chưa bao giờ có được như hiện nay.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Chương, nhấn mạnh: “Tuy nhiên trong bối cảnh quốc tế hiện tại cũng cho chúng ta thấy rằng hòa bình, độc lập và toàn vẹn chủ quyền của đất nước đang tiềm ẩn nhiều mối đe dọa. Các thế hệ cựu chiến binh chúng tôi nhận thức sâu sắc và đầy đủ tình hình này.

Nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt, hàng đầu và cũng là tâm nguyện của cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh TPHCM là tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ Xã hội chủ nghĩa và bảo vệ nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở;

Chăm lo xây dựng lực lượng chính trị nòng cốt, tích cực tham gia giải quyết các điểm nóng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, vận động giải tán các vụ tụ tập đông người, gây mất trật tự công cộng và an ninh chính trị địa bàn, phấn đấu cựu chiến binh phải luôn là chỗ dựa tinh thần cho nhân dân; phải luôn kiên định quan điểm lập trường giai cấp trước những diễn biến phức tạp của thế giới và tình hình trong nước”.

Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn TPHCM Phan Thị Thanh Phương phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh Nam Dương
Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn TPHCM Phan Thị Thanh Phương phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh Nam Dương

Thay mặt cho lớp trẻ TPHCM hôm nay, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn TPHCM Phan Thị Thanh Phương bày tỏ sự tri ân sâu sắc với sự cống hiến, hy sinh của thế hệ cha anh và hứa sẽ quyết tâm học tập, làm việc, xây dựng TPHCM ngày càng to đẹp hơn, xứng đáng với mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Bình gốm "độc bản" kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam của vua đồ cổ

Anh Tú |

Dân chơi đồ cổ có lẽ không ai không biết đến cái tên Đinh Công Tường. Tiếng tăm của ông thậm chí đã đạt tới tầm châu lục khi sở hữu hơn 100.000 món cổ vật bằng gốm. Trong đó, chiếc bình gốm "độc bản" nhân kỷ niệm 10 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.1985) với hình ảnh chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập được anh trân quý như một báu vật.

Giữ nhà máy trong ngày 30.4.1975

Nam Dương |

Trước năm 1975, có một bộ phận cán bộ Công đoàn đã âm thầm hoạt động ngay trong lòng địch để vận động công nhân trong các nhà máy, công xưởng tham gia các phong trào cách mạng. Những ngày cuối tháng 4.1975, lực lượng cán bộ công vận này đã phát huy vai trò của mình trong việc giữ gìn, bảo vệ nguyên vẹn nhà máy, bảo đảm cung cấp đủ điện, nước cho cả Thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ sinh hoạt bình thường sau ngày 30.4.1975.

Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những đóng góp của Hà Nội

HẠNH LƯƠNG-ANH THƯ |

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Báo Lao Động có cuộc phỏng vấn Đại tá Trần Nam Chuân-nguyên cán bộ Viện Chiến lược Quốc phòng (Bộ Quốc phòng).

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Bình gốm "độc bản" kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam của vua đồ cổ

Anh Tú |

Dân chơi đồ cổ có lẽ không ai không biết đến cái tên Đinh Công Tường. Tiếng tăm của ông thậm chí đã đạt tới tầm châu lục khi sở hữu hơn 100.000 món cổ vật bằng gốm. Trong đó, chiếc bình gốm "độc bản" nhân kỷ niệm 10 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.1985) với hình ảnh chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập được anh trân quý như một báu vật.

Giữ nhà máy trong ngày 30.4.1975

Nam Dương |

Trước năm 1975, có một bộ phận cán bộ Công đoàn đã âm thầm hoạt động ngay trong lòng địch để vận động công nhân trong các nhà máy, công xưởng tham gia các phong trào cách mạng. Những ngày cuối tháng 4.1975, lực lượng cán bộ công vận này đã phát huy vai trò của mình trong việc giữ gìn, bảo vệ nguyên vẹn nhà máy, bảo đảm cung cấp đủ điện, nước cho cả Thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ sinh hoạt bình thường sau ngày 30.4.1975.

Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những đóng góp của Hà Nội

HẠNH LƯƠNG-ANH THƯ |

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Báo Lao Động có cuộc phỏng vấn Đại tá Trần Nam Chuân-nguyên cán bộ Viện Chiến lược Quốc phòng (Bộ Quốc phòng).