Đoàn kết chống dịch, đoàn kết để phát triển đất nước

trần vương |

Hướng tới ngày quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - 10.3 âm lịch, cả dân tộc lại hướng về nguồn cội. Tinh thần đoàn kết đó lại được nhân lên khi Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch COVID-19. 

Toàn dân đoàn kết, đồng lòng chống dịch

Trước tình hình phức tạp của đại dịch, ngày 30.3, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã có Lời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch COVID-19. “Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, nhân nghĩa. Mỗi khi đất nước gặp khó khăn, truyền thống đó lại càng được nhân lên gấp bội. Thời gian qua, toàn dân ta đã đồng lòng, cùng chung sức với Đảng, Nhà nước ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh bước đầu có hiệu quả. Thời gian tới đây, chúng ta có thể sẽ còn phải đối mặt với khó khăn lớn hơn gấp nhiều lần, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa, kiên quyết hơn nữa” - Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ.

Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết, đồng lòng chống dịch của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước đã khơi dậy truyền thống yêu nước, đồng lòng chung sức của người dân, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh, vượt qua những khó khăn và đưa đất nước phát triển.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, nhà nghiên cứu văn hóa TS Nguyễn Ánh Hồng - Nguyên Trưởng khoa Văn hóa Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cấp quốc gia dân tộc và cũng là quốc gia duy nhất trên thế mà cả 54 dân tộc anh em đều chung một cội nguồn, chung một giỗ Tổ. Điều này tạo nên đặc trưng văn hóa và sức mạnh văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đó là sức mạnh của đồng tâm, đồng chí, đồng lòng trên cơ sở đồng tộc. Ngày hôm nay, tinh thần đồng tâm, đồng chí, đồng lòng, đồng tộc này được thể hiện rất rõ trong việc người dân Việt Nam đồng lòng, chung tay cùng Chính phủ đẩy lùi đại dịch COVID-19.

TS Nguyễn Ánh Hồng nêu những dẫn chứng về tinh thần đồng lòng của người Việt Nam trong chống dịch được thể hiện qua những câu chuyện chia sẻ hết sức cảm động. Chống dịch COVID-19, có những Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng tuổi 95 như bà Ngô Thị Quýt vẫn ngồi may khẩu trang chống dịch; có những học sinh tiểu học viết thư cho Thủ tướng xin hiến toàn bộ tiền mừng tuổi để mua khẩu trang phát miễn phí; có những cụ già ngoài 80 tuổi như ông Tư Ẩn bán quần áo cho người nghèo với giá 0 đồng. Hay sự chia sẻ của rất nhiều doanh nghiệp, doanh nhân, các nghệ sĩ… cùng vào cuộc góp công, góp của cùng đẩy lùi dịch bệnh. Họ đóng góp không chỉ bằng tiền, bằng tài sản mà bằng cả sức ảnh hưởng rất tích cực, tốt lành của họ. Đó là những câu chuyện khiến người ta rưng rưng nước mắt bởi tinh thần sẻ chia “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Đoàn kết vượt qua khó khăn, phát triển đất nước

“Sự đồng tâm, đồng lòng đấy chúng ta cũng đã chiến thắng được nhiều kẻ thù. Với đại dịch COVID-19 này, chúng ta cũng với tinh thần chống dịch như chống giặc. Xem dịch bệnh chính là “giặc” và lại thêm một lần nữa phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau chống lại kẻ thù, dịch dã. Đoàn kết, đồng lòng để đưa đất nước vượt qua được những khó khăn” - TS Nguyễn Ánh Hồng nói.

Cùng trao đổi về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhìn nhận: Việt Nam có một truyền thống lịch sử ngàn đời. Khi Tổ quốc cần, Tổ quốc lâm nguy thì tất cả triệu người đồng lòng, triệu người như một. Điều đó đã được chứng minh qua lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Bây giờ, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chung sức, chung lòng nỗ lực để chống lại và chiến thắng được đại dịch toàn cầu này. Đó chính là những giá trị cốt lõi của truyền thống lịch sử Việt Nam cũng như văn hóa của người Việt. Và bây giờ, sự chung sức, chung lòng này lại được minh chứng trong thời đại ngày nay khi cả nước cũng quyết tâm chống dịch COVID-19.

“Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị về các biện pháp chống dịch. Bây giờ ở đâu, người dân nào cũng biết được nhiệm vụ của mỗi người, đóng góp sức nhỏ bé của mình để chiến thắng với đại dịch này. Và chỉ có sự đồng lòng, quyết tâm của người dân mới có thể đẩy lùi được dịch bệnh, đi đến thắng lợi cuối cùng” - ĐBQH Tạ Văn Hạ nói.

Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Chỉ có đoàn kết, đồng lòng mới tạo ra sức mạnh chống dịch hiệu quả

Dịch COVID-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu. Do vậy, sự đoàn kết giữa các quốc gia, dân tộc, sự đồng lòng giữa mọi người dân, trong đó có cả người nước ngoài, trong một quốc gia là cần thiết hơn bao giờ hết. Chỉ có đoàn kết, không kỳ thị, phân biệt đối xử mới tạo ra sức mạnh để công tác chống dịch đạt hiệu quả. Từng người dân cần hiểu đúng về dịch bệnh, chủ động phòng ngừa, tuân thủ những yêu cầu của Chính phủ, tránh tụ tập đông người, cảnh giác với các thông tin giả... là các biện pháp thể hiện tinh thần đoàn kết đó.

trần vương
TIN LIÊN QUAN

Xử lý tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 để răn đe

Việt Dũng |

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao có công văn hướng dẫn xử lý hình sự tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch...

Hơn 16.000 gian hàng "thổi" giá sản phẩm chống dịch COVID-19 bị xử lý

CAO NGUYÊN |

Tính đến ngày 30.3, các sàn thương mại điện tử đã xử lý tổng cộng khoảng gần 16.200 gian hàng và khoảng gần 32.880 sản phẩm vi phạm, lợi dụng dịch COVID-19 để tăng giá các sản phẩm hàng hóa phục vụ phòng dịch gây mất ổn định thị trường.

Phòng chống dịch COVID-19: Kiểm soát chặt các đơn vị cung cấp dịch vụ bệnh viện

Thùy Linh |

Theo thông báo mới nhất của Bộ Y tế chiều 30.3, trong 25 trường hợp mắc COVID-19 liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai thì có 15 trường hợp là nhân viên của Công ty TNHH Trường Sinh (gọi tắt là Công ty Trường Sinh) - đơn vị cung cấp suất ăn cho bệnh viện. Điều này đưa ra cảnh báo, những nhân viên cung cấp dịch vụ - đối tượng thường xuyên di chuyển ra bên ngoài, tiếp xúc nhiều nơi nhất... lại bị dường như đang bị “bỏ quên”...

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Xử lý tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 để răn đe

Việt Dũng |

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao có công văn hướng dẫn xử lý hình sự tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch...

Hơn 16.000 gian hàng "thổi" giá sản phẩm chống dịch COVID-19 bị xử lý

CAO NGUYÊN |

Tính đến ngày 30.3, các sàn thương mại điện tử đã xử lý tổng cộng khoảng gần 16.200 gian hàng và khoảng gần 32.880 sản phẩm vi phạm, lợi dụng dịch COVID-19 để tăng giá các sản phẩm hàng hóa phục vụ phòng dịch gây mất ổn định thị trường.

Phòng chống dịch COVID-19: Kiểm soát chặt các đơn vị cung cấp dịch vụ bệnh viện

Thùy Linh |

Theo thông báo mới nhất của Bộ Y tế chiều 30.3, trong 25 trường hợp mắc COVID-19 liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai thì có 15 trường hợp là nhân viên của Công ty TNHH Trường Sinh (gọi tắt là Công ty Trường Sinh) - đơn vị cung cấp suất ăn cho bệnh viện. Điều này đưa ra cảnh báo, những nhân viên cung cấp dịch vụ - đối tượng thường xuyên di chuyển ra bên ngoài, tiếp xúc nhiều nơi nhất... lại bị dường như đang bị “bỏ quên”...