Diện tích nhà thuê tối thiểu 8m2/người mới được đăng ký thường trú?

Đặng Chung - Nguyễn Hà - Trần Vương |

Ngày 21.10, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi). Theo đó, đưa ra phương án để công dân được đăng ký thường trú.

Trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, cho biết điều kiện đăng ký thường trú (quy định tại Điều 20 dự thảo luật) còn có ý kiến khác nhau.

Qua thảo luận, hiện có 2 loại ý kiến về vấn đề này, cụ thể là:

Loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định một trong các điều kiện để đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ là phải bảo đảm diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.

Mức diện tích nhà ở tối thiểu 8m2 sàn/người cũng là chỉ tiêu được xác định cần hoàn thành trong năm 2020 được nêu trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và mức tối thiểu 8m2 sàn/người hoặc cao hơn cũng được đưa thành chỉ tiêu phấn đấu của hầu hết các địa phương trong cả nước.

Đây cũng là ý kiến của Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị quy định ngay trong Luật diện tích nhà ở tối thiểu 8m2 sàn/người là điều kiện để đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ mà không giao cho Hội đồng nhân dân quy định mức diện tích nhà ở tối thiểu cụ thể áp dụng ở từng địa phương để bảo đảm quyền cư trú của người dân được thực hiện đồng đều, thống nhất giữa các địa phương trên cả nước.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị không nên quy định diện tích nhà ở tối thiểu là điều kiện để đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ vì không bảo đảm bình đẳng về quyền có điều kiện sống thiết yếu giữa người thuê, mượn, ở nhờ nhà với người đăng ký thường trú theo diện sở hữu nhà ở hoặc chuyển về ở cùng người thân vì các đối tượng này lại không bị giới hạn bởi điều kiện về diện tích nhà ở.

Vì vậy, loại ý kiến này đề nghị lựa chọn tiêu chí là có thời gian tạm trú từ 1 năm trở lên tại địa bàn là điều kiện xem xét đối với các trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ để phù hợp với định nghĩa về nơi thường trú, thể hiện ý định gắn bó, sinh sống lâu dài, ổn định của công dân đối với nơi đăng ký thường trú.

Về vấn đề này, Đại biểu Triệu Thanh Dung (Đoàn Cao Bằng) cho rằng, về điều kiện đăng ký thường trú đối với người có chỗ ở hợp pháp là nhà cho thuê, mượn, ở nhờ khoản 3, điều 20 của dự thảo luật.

“Tôi nhất trí phương án 1 cần quy định 1 trong những điều kiện để đăng ký thường trú tại chỗ ở cho thuê, mượn, ở nhờ là phải đảm bảo diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người. Tôi cho rằng luật cần có quy định để đảm bảo cơ sở hạ tầng, các dịch vụ thiết yếu cho người dân sinh sống trên 1 địa bàn nhất định” - Đại biểu Dung nói.

Cũng theo Đại biểu Dung, mỗi tỉnh thành có mức gia tăng dân số cơ học là khác nhau, điều kiện cơ sở hạ tầng, dân cư không giống nhau nên để HĐND tỉnh quy định diện tích ở phù hợp với điều kiện địa phương mình. Luật chỉ nên quy định hạn mức tối thiểu áp dụng chung trong cả nước là 8m2 sàn/người trở lên.

Đại biểu này cũng cho rằng, việc quy định đăng ký tạm trú là có thời gian tạm trú từ 1 năm trở lên tại địa bàn là không hợp lý. “Bởi việc xác định thường trú hay tạm trú của mỗi công dân còn phụ thuộc vào mục đích sinh sống tại nơi đó của mỗi người. Ví dụ thường xác định thường trú là để lập nghiệp, còn học tập chỉ là tạm trú dù thời gian học có thể kéo dài nhiều năm”.

Đặng Chung - Nguyễn Hà - Trần Vương
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị duy trì giá trị sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết năm 2022

Vương Trần - Đặng Chung - Nguyễn Hà |

Nhiều đại biểu đề nghị vẫn cho phép duy trì giá trị của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết 31.12.2022.

Bỏ quy định riêng đăng ký thường trú: Ai tự hào “có hộ khẩu thủ đô"?

Bằng Linh |

Đã có thời, việc nhập hộ khẩu về thành phố là một khát vọng. Khát vọng ấy đi kèm với những điều được cho là ưu đãi như học hành của con cái, xác định bảo hiểm y tế, quyền lợi tài sản, hưởng thụ dịch vụ công… Khái niệm “có hộ khẩu thành phố” đã trở thành niềm tự hào.

Lo ngại gia tăng dân số, quá tải hạ tầng các thành phố lớn

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN |

Dự án Luật Cư trú (sửa đổi) đề nghị bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều ý kiến cho rằng, chủ trương này rất phù hợp để tiến tới việc quản lý dân cư theo hướng hiện đại song cần đồng bộ với các chính sách an sinh xã hội khác để đảm bảo cuộc sống của người dân.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đề nghị duy trì giá trị sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết năm 2022

Vương Trần - Đặng Chung - Nguyễn Hà |

Nhiều đại biểu đề nghị vẫn cho phép duy trì giá trị của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết 31.12.2022.

Bỏ quy định riêng đăng ký thường trú: Ai tự hào “có hộ khẩu thủ đô"?

Bằng Linh |

Đã có thời, việc nhập hộ khẩu về thành phố là một khát vọng. Khát vọng ấy đi kèm với những điều được cho là ưu đãi như học hành của con cái, xác định bảo hiểm y tế, quyền lợi tài sản, hưởng thụ dịch vụ công… Khái niệm “có hộ khẩu thành phố” đã trở thành niềm tự hào.

Lo ngại gia tăng dân số, quá tải hạ tầng các thành phố lớn

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN |

Dự án Luật Cư trú (sửa đổi) đề nghị bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều ý kiến cho rằng, chủ trương này rất phù hợp để tiến tới việc quản lý dân cư theo hướng hiện đại song cần đồng bộ với các chính sách an sinh xã hội khác để đảm bảo cuộc sống của người dân.